Giai đoạn nước rút kỳ thi THPTQG: Các thủ khoa, á khoa đã làm gì?

(Sóng trẻ) - Thời điểm kỳ thi THPTQG đến gần cũng là lúc các sĩ tử cần lời khuyên từ anh chị đi trước, đặc biệt là từ những người có kinh nghiệm vượt qua áp lực và đạt thành tích cao trong kỳ thi quyết định này.

Ở kỳ thi THPTQG 2021, Nguyễn Đăng Trung (hiện là sinh viên năm 2, ngành Y khoa, trường Đại học Y Dược - ĐHQG Hà Nội) đạt thủ khoa trường THPT Nguyễn Du (Thanh Oai, Hà Nội) với số điểm khối B là 28.4. Điểm số đầy ấn tượng lần lượt là Toán: 9.4, Hóa học: 10, Sinh: 9 đã giúp Trung chinh phục được ngôi trường mà mình mơ ước.

Cũng trong kỳ thi THPTQG, vào năm 2020, Dương Văn Tiến Đạt (Quảng Trị) xuất sắc đạt danh hiệu á khoa đầu vào của Học viện Chính trị Công an Nhân dân với số điểm khối C03 (Toán, Văn, Sử) lần lượt là: Toán: 8.4, Văn: 9.25, Lịch sử: 9. Những năm cấp 3, Tiến Đạt còn là học sinh tiêu biểu của tỉnh khi đạt  giải Nhì học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ Văn và nhiều thành tích khác.

Để đạt được những kết quả đáng tự hào như trên, cả Trung và Đạt đều sở hữu cho mình phương pháp học riêng nhằm tối ưu hóa lượng kiến thức thu nạp, đồng thời giữ cân bằng cán cân học tập và thư giãn.

Bí quyết quản lý thời gian: 2 - 2 - 3

Nguyễn Đăng Trung - thủ khoa trường THPT Nguyễn Du bày tỏ bản thân rất vui khi nhận được điểm thi từ Bộ Giáo dục & Đào tạo, nhưng cậu không bất ngờ vì hiểu đây chính là thành quả xứng đáng từ những nỗ lực bỏ ra. Bí quyết ôn thi hiệu quả của Đăng Trung không nằm ngoài 5 chữ: lên kế hoạch bài bản. 

“Cách mình quản lý thời gian không quá phức tạp, chủ yếu chia một tuần ôn tập làm 3 giai đoạn: 2 - 2 - 3. Nghĩa là mình sẽ dành 2 ngày hoàn toàn tập trung vào một môn học, còn ngày cuối cùng dư ra để ôn lại bộ môn mình cảm thấy học chưa vững”, Trung chia sẻ.

Theo kế hoạch của Trung vạch ra, trung bình một tuần cậu bạn ôn tập được 3 môn. Phương pháp phân bổ thời gian này được cậu áp dụng xuyên suốt quá trình ôn thi của mình, từ giai đoạn tiếp cận với những câu hỏi mức độ vận dụng thấp đến giai đoạn nước rút, luyện tập các bài vận dụng cao. 

Đăng Trung nhận định, muốn đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh, việc học với số lượng lớn, “chạy đua” vào các trung tâm luyện thi đôi khi không cần thiết: “Điều quan trọng không phải là bạn học từ ai mà trong khoảng thời gian tự học, tự ôn tập và đào sâu lại kiến thức, các bạn nên tập trung tối đa thay vì sao nhãng vào các thiết bị điện tử”.

353739864_1315026232427124_4350343893273325245_n.png
Mặc dù lịch học dày đặc, Đăng Trung (áo đen) vẫn duy trì phương pháp phân chia thời gian độc đáo của mình và đạt thành tích cao. (Ảnh: NVCC)

Ngoài ra, Trung còn thường xuyên đăng ký thi thử trên website của thầy cô dạy online uy tín. Nếu có điều kiện, cậu khuyên các sĩ tử nên chủ động tham gia thi thử ở các trường THPT trên địa bàn để quen dần với tâm lý phòng thi, áp lực thời gian và áp lực về các thí sinh xung quanh. Cũng nhờ những buổi thử sức, Đăng Trung nhận ra bản thân còn thiếu sót điều gì và càng ôn luyện hăng say cho kỳ thi quan trọng của đời mình.

Tư duy trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng

Tương tự Đăng Trung, Dương Văn Tiến Đạt - á khoa Học viện Chính trị Công an Nhân dân cũng đề cao tầm quan trọng của lập kế hoạch, đề ra những nhiệm vụ cụ thể trong từng ngày. Bên cạnh đó, Tiến Đạt còn bật mí lối tư duy giúp cậu đạt thành tích cao trong kỳ thi THPTQG: “Mình thường biến kiến thức khô khan trở thành sơ đồ trực quan, bởi khi ấy nhiều trang sách sẽ được gợi ra chỉ qua vài từ khóa ngắn gọn. Phương pháp mình ứng dụng thực chất gọi là quy luật của tư duy đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”.

Nhờ vẽ sơ đồ tư duy, việc ghi nhớ và vận dụng kiến thức của Đạt trở nên dễ dàng hơn bởi mỗi lần vẽ sơ đồ là thêm một lần Đạt hiểu sâu hơn bản chất của môn học. Từ đó, đúc kết thành những từ khóa cô đọng, “đắt giá” nhất để làm sáng tỏ vấn đề.

353687666_603246321622281_3400945443551336529_n.jpg
Nhờ sự chỉn chu và phương pháp học trực quan dễ hiểu, Tiến Đạt không những gặt hái nhiều thành tựu ở những năm THPT mà còn “ẵm” nhiều giải thưởng tại Học viện. (Ảnh: NVCC)

Riêng với Ngữ văn - bộ môn thế mạnh của mình, Tiến Đạt cũng lưu ý thêm, ngoài nội dung sâu sắc và sáng tạo, những yếu tố như giọng văn, cách trình bày sáng rõ, dễ nhìn đ óng vai trò quan trọng vì đôi khi sẽ tạo thiện cảm với các thầy cô chấm thi.

Không tạo áp lực ở giai đoạn ‘chạy về đích’

Nếu ở các tuần trước đó, Trung và Đạt đều đẩy cao cường độ luyện đề và tăng lượng kiến thức “khó nhằn” thu nạp thì vào những ngày cuối, cả 2 đều lựa chọn nới lỏng và thư giãn bản thân. Tiến Đạt ưu tiên rà soát lại bài đã học và lưu ý những lỗi sai thường mắc phải; Đăng Trung chú trọng nắm chắc lý thuyết nền tảng trong sách giáo khoa và chọn những bài tập nhẹ nhàng để ôn lại kiến thức.

Trao đổi với phóng viên, cả hai đều cho biết có thời gian biểu sắp xếp khoa học, không bao giờ thức sau 12 giờ đêm và thường dậy sớm để ôn tập. Trung và Đạt cho rằng nếu ngủ không đủ giấc sẽ khiến sĩ tử mệt mỏi, năng suất học tập giảm sút. Đặc biệt vào 1-2 tuần trước khi thi, vì kỳ thi diễn ra vào buổi sáng nên các thí sinh cần tập thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm nhằm giữ tinh thần tỉnh táo nhất trong những ngày quyết định.

Là những “người từng trải”, hiểu được sự áp lực và chơi vơi của các sĩ tử trong kỳ thi sắp tới, Tiến Đạt khuyên các em vẫn có thể ôn tập nhẹ nhàng giúp bản thân yên tâm hơn, nhưng “có thực mới vực được đạo”, cần chú ý ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc thì tâm lý mới ổn định và đạt kết quả cao nhất.

Gần một tuần nữa sẽ đến kỳ thi THPTQG 2023, Đăng Trung, Tiến Đạt và nhóm PV xin gửi lời chúc tất cả sĩ tử tham gia kỳ thi luôn bình tĩnh, tự tin và chiến thắng.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN