Bài toán khó mùa dịch cho các bậc phụ huynh

(Sóng trẻ) - Trong bối cảnh dịch COVID-19 đã, đang và sẽ còn ảnh hưởng nhiều mặt tới đời sống xã hội, các bậc phụ huynh phải đối mặt với thêm một mối lo lớn: “Đồng hành cùng con ra sao để trẻ phát triển được tốt nhất?”. Nhất là khi không gian vui chơi bên ngoài ngày càng hạn hẹp, các thiết bị điện tử dần trở nên không thể thiếu trong việc học và giải trí của con…

Trẻ ngày càng bị “vây hãm” bởi các thiết bị điện tử

Thời gian đầu khi con học online, anh Ngọc Thanh (phường Phú Sơn, TP. Thanh Hóa) thấy khá yên tâm khi cậu con trai học lớp 4 tỏ ra rất hứng thú, thường xuyên tương tác với giáo viên. Nhưng lâu dần, môi trường học khép kín trong nhà cộng với tâm lý khi học một mình khiến con anh tìm đến những trò chơi điện tử vào những khoảng nghỉ giữa các giờ học. Dần dà, anh phát hiện thời gian con dành ra để chơi game càng nhiều, bé cũng thường xuyên có dấu hiệu buồn ngủ, mệt mỏi, không còn hiếu động như trước mà chỉ chăm chăm “ôm” lấy điện thoại mỗi khi có thời gian rảnh.

Cũng xảy ra tình trạng tương tự nhưng chị Nguyễn Thị Trang (phường Đông Sơn, TP. Thanh Hóa) có phần tỏ ra lo lắng hơn khi hai con đã lén tải rất nhiều trò chơi điện tử, mải chơi tới mức không cần ăn. Khoảng thời gian giãn cách do dịch khiến hai vợ chồng không thể đưa các con đi chơi hàng tuần như trước. “Nhiều lúc chúng cứ ở lì trong phòng, hỏi thì luôn lấy lý do đang học hoặc làm bài tập để né tránh việc nhà. Dù mình đã quán triệt chỉ cho phép chơi 15-20 phút sau giờ học nhưng thực sự rất khó để quản lý” - chị Trang cho biết.

Không khó để nhận thấy những tiện ích bên cạnh bất cập của việc dạy và học online, cũng như thách thức trong quá trình quản lý, giáo dục trẻ tại nhà. Hầu như phụ huynh nào cũng ý thức được rằng nên giới hạn thời gian trẻ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ bằng cách tăng thời lượng cho con ra ngoài những khu vực như ban công, sân thượng, sân vườn,... hay trao đổi thẳng thắn với con về tác hại của điện thoại, máy tính khi sử dụng quá lâu.

a-nh-1.jpg
Nếu cha mẹ không sát sao, trẻ nhỏ rất dễ sa vào chơi thay vì học. Ảnh: Phương Anh

 

Bài toán khó cho các bậc cha mẹ

Thực tế đã chỉ ra rằng, trẻ em khi tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,... sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khỏe lẫn tâm lý. Ngồi quá lâu trước màn hình vi tính sẽ gây hại nhiều nhất cho mắt và xương khớp, tăng nguy cơ béo phì lên tới 30%, tăng nguy cơ mất ngủ lên 55%, đặc biệt trong độ tuổi trẻ đang phát triển (theo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới). Bên cạnh đó, tâm lý trẻ cũng bị ảnh hưởng theo khi dễ cáu gắt, khả năng tập trung và trí nhớ giảm.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Khúc xạ Nhãn khoa Hoa Kỳ cho thấy chỉ cần trẻ dành 40 phút ngoài trời mỗi ngày là đã có thể làm giảm nguy cơ bị cận thị hoặc làm chậm quá trình tiến triển của các căn bệnh về mắt như bong võng mạc, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể sớm hay thoái hóa hoàng điểm,... Trong khi đó trẻ em hiện giờ lại đang bị buộc phải dành nhiều thời gian hơn trong nhà, với các thiết bị kỹ thuật số để học tập, giải trí.

a-nh-2.jpg
Dễ thấy những mối nguy hại, nhưng khó để quản lý con em một cách phù hợp với từng độ tuổi, tâm lý khác nhau

 

Nhiều người thấy con chăm chú vào máy tính, iPad để học trực tuyến thì ban đầu yên tâm vì con có tính tự giác. Nhưng không ít bậc cha mẹ phát hiện con có những biểu hiện mệt mỏi, mất tập trung, bỏ ăn,... sau đó theo dõi thì mới tá hỏa khi trẻ thường xuyên chơi game trong giờ học, hoặc “dán mắt” vào các hoạt động giải trí quá lâu trên không gian mạng.

Dù hiểu rõ tác hại của việc thường xuyên sử dụng máy tính, điện thoại nhưng cha mẹ lại không thể cấm đoán hoàn toàn trẻ tiếp xúc với chúng, cả trong và ngoài giờ học trong thời gian phải học online này. Nếu cấm đoán quá, trẻ rất dễ nảy sinh ức chế tâm lý, điển hình như vụ việc một bé trai 14 tuổi ở Đồng Tháp đã uống thuốc trừ sâu tự tử khi bị mẹ mắng vì nghiện chơi game trong giờ học trực tuyến vào cuối tháng 10 vừa qua.

Lý do bởi, tâm lý trẻ em không dễ dàng để nắm bắt hay bị áp đặt theo những quy chuẩn của người lớn. Và quá trình đồng hành với con trong thời gian học trực tuyến không phải chỉ trong ngày một ngày hai, nó thực sự đòi hỏi rất nhiều ở các bậc phụ huynh sự kiên nhẫn, cũng như hiểu biết để giúp thế hệ trẻ được phát triển một cách đúng đắn nhất, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện tại.

a-nh-3.png
10 hệ luỵ khi "dán mắt" vào các thiết bị điện tử

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN