Bản chất của đạo đức báo chí
(Sóng trẻ) – Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của báo chí đối với đời sống con người, do đó, làm thế nào để có một nền báo chí dân chủ, khách quan? Câu trả lời chính là do đạo đức báo chí của những người làm báo.
Cơ sở của đạo đức báo chí
Đạo đức báo chí là một loại đạo đức “chuyên nghiệp”. Nó là sự ứng dụng, đánh giá các nguyên tắc và chuẩn mực nhằm hướng dẫn thực hành báo chí, trong đó đặc biệt chú ý đến các vấn đề quan trọng nhất trong lĩnh vực này. Đạo đức báo chí chứa đựng cả khía cạnh lý thuyết và ứng dụng thực tế. Trong các trường hợp cụ thể, việc đánh giá đạo đức báo chí có thể dựa vào lý thuyết, chẳng hạn như bản chất của sự khẳng định đạo đức.
Các cơ sở, nguyên tắc đánh giá đạo đức báo chí được chứng minh bằng nhiều tài liệu về các nguyên tắc xã hội và lĩnh vực chính trị. Ví dụ như báo chí là cánh tay phải đắc lực hỗ trợ người dân, đóng vai trò là cơ quan giám sát hoạt động của chính phủ đảm bảo nền tự do dân chủ.
Mục đích và cấp độ của đạo đức báo chí
Đạo đức không chỉ là những câu hỏi xã giao thông thường hay những câu hỏi về lợi ích tài chính hoặc pháp luật. Tương tự như vậy, đạo đức báo chí không đơn thuần chỉ là những câu hỏi về cách thức đưa tin, sự thận trọng về những thông tin mà nhà báo cho rằng là cần thiết (sự kiểm chứng nguồn tin), về nguồn lợi tài chính ( nhuận bút, tiền lương…) hay những giá trị của “nghề”, như chất lượng thẩm mỹ của hình ảnh, hoặc làm thế nào để đưa tin tức thu hút độc giả nhất.
Báo chí được đánh giá là hành vi đạo đức khi đáp ứng những nguyên tắc đạo đức cơ bản thể hiện các chức năng xã hội quan trọng nhất của nó. Đạo đức báo chí phụ thuộc vào quan niệm của mỗi người về chức năng của báo chí đối với công chúng.
Đạo đức báo chí sẽ làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của chúng ta về các chức năng và nguyên tắc được sử dụng trong lĩnh vực báo chí. Nó giúp nâng cao lý luận đạo đức của các nhà báo, xem xét, đánh giá, xác định lại các tiêu chuẩn hiện có và xây dựng những tiêu chuẩn mới cho họ, giúp họ nhanh chóng đưa ra quyết định trong việc chọn lựa các phương tiện truyền thông.
Đạo đức báo chí có thể được chia thành hai cấp độ. Một là cấp độ đạo đức “vi mô” tức là từng cá nhân nhà báo làm việc trong những tình huống cụ thể. Chúng xoay quanh các vấn đề liệu phóng viên có nên sử dụng máy quay phim giấu kín hoặc khi không có thông tin, có nên đạo văn, “đạo” thông tin của người khác.
Cấp độ thứ hai là cấp “vĩ mô” bao gồm tất cả những khía cạnh các phương tiện truyền thông nói chung nên làm, vì mục đích phát triển xã hội. Các vấn đề vĩ mô bao gồm sự đa dạng của nội dung truyền thông, quyền sở hữu, và quyền tự do báo chí.
Mô hình đạo đức báo chí truyền thống
Có rất nhiều nguyên tắc, tiêu chuẩn về đạo đức báo chí được đưa ra trong các cuộc hội thảo, thảo luận, do đó rất dễ gây nhầm lẫn. Cách thức nhanh nhất để tổ chức các ý tưởng này là bắt đầu với các "mô hình đạo đức truyền thống" của báo chí xuất phát từ Bắc Mỹ, một mô hình mà đi trở lại với sự xuất hiện của, nhà báo chuyên nghiệp hiện đại vào cuối những năm 1800.
Theo quan niệm của một nhà báo có đạo đức thì mô hình báo chí đạo đức truyền thống là “việc truyền tải khách quan các tin tức quan trọng và quan điểm tới công chúng và từ quan điểm khách quan của công chúng, sử dụng các phương pháp có trách nhiệm và chính xác để góp nhặt tin tức."
Mô hình đạo đức này dẫn dắt người làm báo chủ động tìm kiếm thông tin, phản ánh khách quan sự thật một cách độc lập. Đồng thời, nó cũng giúp nhà báo biết cách “kiềm chế”, biết sử dụng tự do báo chí một cách có trách nhiệm, tránh những tác hại không cần thiết. Và nó nhấn mạnh rằng họ phải thực sự phục vụ công chúng với 100% sức lực chứ không thể hời hợt, phải bằng tất cả sự chân thành, lòng nhiệt huyết, lòng yêu nghề chứ không thể vì sở thích cá nhân tức thời.
Cơ sở của đạo đức báo chí
Đạo đức báo chí là một loại đạo đức “chuyên nghiệp”. Nó là sự ứng dụng, đánh giá các nguyên tắc và chuẩn mực nhằm hướng dẫn thực hành báo chí, trong đó đặc biệt chú ý đến các vấn đề quan trọng nhất trong lĩnh vực này. Đạo đức báo chí chứa đựng cả khía cạnh lý thuyết và ứng dụng thực tế. Trong các trường hợp cụ thể, việc đánh giá đạo đức báo chí có thể dựa vào lý thuyết, chẳng hạn như bản chất của sự khẳng định đạo đức.
Đạo đức nghề nghiệp là một trong những yêu cầu hàng đầu với người làm báo
Các cơ sở, nguyên tắc đánh giá đạo đức báo chí được chứng minh bằng nhiều tài liệu về các nguyên tắc xã hội và lĩnh vực chính trị. Ví dụ như báo chí là cánh tay phải đắc lực hỗ trợ người dân, đóng vai trò là cơ quan giám sát hoạt động của chính phủ đảm bảo nền tự do dân chủ.
Mục đích và cấp độ của đạo đức báo chí
Đạo đức không chỉ là những câu hỏi xã giao thông thường hay những câu hỏi về lợi ích tài chính hoặc pháp luật. Tương tự như vậy, đạo đức báo chí không đơn thuần chỉ là những câu hỏi về cách thức đưa tin, sự thận trọng về những thông tin mà nhà báo cho rằng là cần thiết (sự kiểm chứng nguồn tin), về nguồn lợi tài chính ( nhuận bút, tiền lương…) hay những giá trị của “nghề”, như chất lượng thẩm mỹ của hình ảnh, hoặc làm thế nào để đưa tin tức thu hút độc giả nhất.
Báo chí được đánh giá là hành vi đạo đức khi đáp ứng những nguyên tắc đạo đức cơ bản thể hiện các chức năng xã hội quan trọng nhất của nó. Đạo đức báo chí phụ thuộc vào quan niệm của mỗi người về chức năng của báo chí đối với công chúng.
Đạo đức báo chí sẽ làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của chúng ta về các chức năng và nguyên tắc được sử dụng trong lĩnh vực báo chí. Nó giúp nâng cao lý luận đạo đức của các nhà báo, xem xét, đánh giá, xác định lại các tiêu chuẩn hiện có và xây dựng những tiêu chuẩn mới cho họ, giúp họ nhanh chóng đưa ra quyết định trong việc chọn lựa các phương tiện truyền thông.
Đạo đức báo chí có thể được chia thành hai cấp độ. Một là cấp độ đạo đức “vi mô” tức là từng cá nhân nhà báo làm việc trong những tình huống cụ thể. Chúng xoay quanh các vấn đề liệu phóng viên có nên sử dụng máy quay phim giấu kín hoặc khi không có thông tin, có nên đạo văn, “đạo” thông tin của người khác.
Cấp độ thứ hai là cấp “vĩ mô” bao gồm tất cả những khía cạnh các phương tiện truyền thông nói chung nên làm, vì mục đích phát triển xã hội. Các vấn đề vĩ mô bao gồm sự đa dạng của nội dung truyền thông, quyền sở hữu, và quyền tự do báo chí.
Mô hình đạo đức báo chí truyền thống
Có rất nhiều nguyên tắc, tiêu chuẩn về đạo đức báo chí được đưa ra trong các cuộc hội thảo, thảo luận, do đó rất dễ gây nhầm lẫn. Cách thức nhanh nhất để tổ chức các ý tưởng này là bắt đầu với các "mô hình đạo đức truyền thống" của báo chí xuất phát từ Bắc Mỹ, một mô hình mà đi trở lại với sự xuất hiện của, nhà báo chuyên nghiệp hiện đại vào cuối những năm 1800.
Theo quan niệm của một nhà báo có đạo đức thì mô hình báo chí đạo đức truyền thống là “việc truyền tải khách quan các tin tức quan trọng và quan điểm tới công chúng và từ quan điểm khách quan của công chúng, sử dụng các phương pháp có trách nhiệm và chính xác để góp nhặt tin tức."
Mô hình đạo đức này dẫn dắt người làm báo chủ động tìm kiếm thông tin, phản ánh khách quan sự thật một cách độc lập. Đồng thời, nó cũng giúp nhà báo biết cách “kiềm chế”, biết sử dụng tự do báo chí một cách có trách nhiệm, tránh những tác hại không cần thiết. Và nó nhấn mạnh rằng họ phải thực sự phục vụ công chúng với 100% sức lực chứ không thể hời hợt, phải bằng tất cả sự chân thành, lòng nhiệt huyết, lòng yêu nghề chứ không thể vì sở thích cá nhân tức thời.
Nguồn: Journalism Ethics for the global citizen
Theo Stephen J. A. Ward
Dịch: Hồng Nhung – BMĐT33
Cùng chuyên mục
Bình luận