Bàn về cuốn “Văn học và cái ác”

(Sóng trẻ) - Tác phẩm “Văn học và cái ác” được ra đời và xuất bản tại Pháp năm 1957, cuốn sách vừa được tái bản lần 2 tại nhà xuất bản Sao Bắc . Đây là tập hợp các bài phê bình và bài viết của Georges Bataille về 8 nhà văn nổi tiếng : Emily Bronte, Baudelaire, Michelet, William Blake, Sade, Proust, Kafka và Genet.

Tham dự hội thảo có: Dịch giả, chủ tịch hội nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên, Nhà phê bình văn học Trần Ngọc Hiếu, Nhà nghiên cứu Nguyễn Trí Dũng và Tiến sĩ Ngữ văn Manuel Benechea – người rất thích và am hiểu về Georges Bataille.

“Cái ác” ở đây theo nghĩa hiểu của Georges Bataille là vượt lên trên khái niệm đạo đức thông thường để thuộc về hệ quy chiều khác. Ông cho rằng khi một con người vi phạm điều cấm, những quy định được hình thành trong xã hội có tổ chức, ít nhiều cũng bị mang dấu ấn của cái ác. Nhà văn viết về những thức nằm nài  khuôn phép của lý trí, thứ văn chương đó cũng bị coi là viết về cái ác. 

721f1cde6_anh_1.jpg
Các diễn giả (từ trái qua phải) Tiến sĩ Manuei, dịch giả Phạm Xuân Nguyên, nhà phê bình văn học Trần Ngọc Hiếu và Nhà nghiên cứu Nguyễn Trí Dũng 

Văn học là hình thức thể hiện rõ nét nhất của cái ác 

Trong lời nói đầu của cuốn sách, Bataille nhận định: “Những nghiên cứu này đáp ứng nỗ lực tôi đã bỏ ra đi tìm ý nghĩa của văn học, là cái chủ yếu hoặc không là gì cả. Văn học là cái thể hiện rõ nét của cái ác, cái ác theo tôi nghĩ có một giá trị tối thượng, nhưng quan điểm này không đòi hỏi sự vắng thiếu đạo đức, yêu cầu một siêu đạo đức”

Nhà phê bình văn học Trần Ngọc Hiếu bày tỏ quan điểm: “Những cái đẹp kỳ vĩ trên thế giới này nó đều có những thành tố cái ác ở  trong đó, ví dụ: chúng ta hãy nhìn kim tự tháp, rất hùng vĩ nhưng nó cũng là biểu tượng của cái ác, có hàng nghìn người đã chết trong quá trình xây dựng nó” .

Văn học là hình thức thể hiện rõ nét nhất của cái ác và thậm chí cái ác có giá trị tối thượng, đặc trưng của văn học được cấu thành bởi một ngịch lý đó là: Một mặt văn học hướng đến tự do nhưng mặt khác văn học đúng như Georges Bataile nói nó là giao tiếp. Trên phương diện là tự do tại sao văn học lại gắn liền với cái ác? Một nhà thơ Việt Nam và một nhà thơ Mỹ gốc Việt Đinh Linh có cùng quan điểm: “Có lẽ từ nguyên thủy nhất của nhân loại là từ “Đừng”, xã hội về cơ bản vận hành  trên nguyên tắc của từ “đừng” - biểu hiện của sự cấm đoán”.

“Theo tôi văn học đứng ở cái cực bên kia của các thiết chế xã hội. Các thiết chế xã hội có lẽ song hành với cái thiện bởi vì nó làm cho chúng ta có cảm giác sự an toàn, cân bằng. Nhưng tự do lại xuất phát từ nhu cầu con người muốn mạo hiểm. Tự do là thứ mà con người ta phải trả giá bằng mạo hiểm” - Tiến sĩ Hiếu chia sẻ .

721f1cde6_anh_2.jpg
Talkshow thu hút rất đông các nhà văn, nhà thơ, sinh viên đam mê văn học tham dự 

Nhà văn ác phải là người cô lập về mặt đạo đức

Dich giả Nguyễn Xuân Nguyên tâm đắc về khả ăng của Georges: “Georges Bataille phá vỡ những  giới hạn cái có thể và cái không thể và đặc biệt. Sự độc đáo của Bataile nằm ở chỗ ông thường xuyên hướng đến cái không thể, cái bất khả, thể hiện diễn đạt cái không thể, thể hiện nhờ sự giúp đỡ phương tiện ngôn ngữ vốn có đối với mỗi người, tác biệt cái ý thức với cái vô thức và cái tiềm thức. Điều cấm và điều được phép hoặc hòa lẫn những cái này với nhau. Đây ta cũng thấy cái nghịch lý của văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung. Muốn ác anh phải là người thật sự cô lập , ở đây là cô độc về mặt đạo đức”.

Cách đây 60 năm Georges Bataile đã công bố “Văn học và cái ác” - một tác phẩm đã nhấn mạnh đến sự tòng phạm cơ bản giữa văn học và cái ác. Đối với Georges Bataille và William: “Thiện và ác ở trong mối quan hệ trùng hợp của lịch sử đối lập. Nếu cái thiện nằm trên sự thắng lợi của tiền năng con người thì khi đó những việc cấm đoán nhằm duy trì đời sống là cần thiết. Cái ác chỉ tồn tại với tư cách là vị phạm trật tự xã hội hoặc những chướng ngại tồn tại mãi của giống nòi hoặc sự tự nguyện phá vỡ những điều cấm kỵ. Chính kiểu vi phạm sau mà Georges Bataille gắn với văn học như là biểu hiện của ý muốn về tự do, quyền tối thượng và về dục vọng, cái ác này diễn ra bên trong cái thiện”. Vi phạm là phạm giới, là vượt qua những điều, những ép buộc của bên nài và ngay cả bản thân trong con người.

Georges Bataille là tiểu thuyết gia, nhà triết học, nhà tiểu luận, nhà thơ, nhà phê bình Pháp. Cuối những năm 1950, ông được coi là một trong những nhân vật quy định nền văn minh châu Âu hiện đai. Triết gia Martin Heidegger từng gọi ông là “bộ óc tư duy xuất sắc của nước Pháp”.

                                                                                                              Hà Hiền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN