Độc đáo lễ hội đón tết của dân bản H’Mông

            
                  

(Sóng Trẻ) - Tết đến xuân về luôn là thời khắc thiêng liêng, tuyệt vời nhất trong năm, tất cả mọi người đều hân hoan trong niềm vui giao niên. Và đó cũng là khoảng thời gian mà đồng bào dân tộc H’Mông tại huyện miền núi Kỳ Sơn, Nghệ An tổ chức những lễ hội truyền thống, lưu giữ, kế thừa và phát huy những nét đẹp cổ truyền.

Hội ném bo bo
Ngày tết, sau khi đã làm xong hết việc nhà, dọn mâm cỗ cũng ông bà, tổ tiên, thần linh; trai gái trong bản sẽ mặc quần áo đẹp tập trung ở một vùng đất trống hoặc sân nhà, ném cho nhau những quả bo bo. Đây là một hình thức vui chơi khá hay, không những tạo nên niềm vui cho người chơi mà còn là một hình thức trao duyên khá thú vị.


Mọi người xếp hàng chơi ném bo bo.

Quả bo bo có hình dạng tròn, được làm bằng thủ công rất bắt mắt, nhiều màu. Vỏ quả bo bo được khâu lại bằng các mảnh vải thổ cẩm vụn do người dân dệt, bên trong được độn bằng bông lau hoặc bằng cát sao cho vừa độ nặng tay người chơi. Khi chơi thì hai người đối diện ném cho nhau bắt. Thường thì trò chơi này được tổ chức tập thể, nhiều người xếp thành hai hàng ném cho nhau, hàng nào nhiều người không bắt được thì sẽ thua.                              
Hội ném bo bo là ngày vui chơi chung của toàn thanh niên trong bản, các thiếu nữ sẽ mặc bộ đồ truyền thống đẹp nhất để đi chơi. Đây là khoảng thời gian quý báu trong năm mà các du khách được nhìn ngắm rõ nhất những nét đẹp truyền thống của người dân nơi này.

Các em bé H’Mông mặc đồ đẹp, tay cầm quả bo bo đi chơi tết.

Hội “Trận bò”
Vào mùng 3 tết hàng năm, đồng bào dân tộc H’Mông khắp các bản Tường Sơn, Noong Dẻ, Sơn Hà ở huyện Kỳ Sơn đều tập trung tại bản Tiền Tiêu cùng nhau tổ chức lễ hội Trận bò duy nhất trong năm. Tên hội “Trận bò” là do người dân địa phương gọi, chúng ta có thể hiểu đó là hội Chọi bò, cũng giống như Chọi trâu ở Đồ Sơn vậy.

Vào những ngày trước tết, những hộ gia đình trong các bản dân tộc H’Mông có bò sừng to, khỏe, u lưng nhô cao đều đến đăng kí với trưởng bản để tham dự hội Trận bò.

Trường đấu được tổ chức ở ngay sân giữa bản Tiền Tiêu, tất cả người dân trong bản đều mong chờ được theo dõi lễ hội này, ngay từ lúc trời hãy còn tinh sương, không ít người đã đến để chờ xem những con bò đầu tiên xuất hiện. Năm nay, dù thời tiết không được thuận lợi, mặc cho mặt trời đã lên khá cao nhưng sương vẫn dăng đầy, trắng hết lối đi trong bản, song chỉ riêng trường đấu Trận bò vẫn xôm tụ, hơi người qua lại khiến sương mù buốt giá của vùng rẻo cao này bớt đi một chút.

                                        Người dân trong bản mặc cho thời tiết giá lạnh vẫn đến xem hội Trận bò.

Hình thức của hội tổ chức khá đơn giản, lúc đầu ban tổ chức sẽ xướng hai hộ gia đình đầu tiên mang cặp bò của mình ra đấu, con chiến thắng sẽ tiếp tục thi đấu với con bò tiếp theo cho đến khi tìm ra chú bò chiến thắng cuối cùng. Ngày hội thu hút khá nhiều người đến xem, không chỉ những người dân tộc H’Mông mà còn có những người khách du xuân, bao gồm cả người dân tộc Kinh, dân tộc Thái và cả du khách nước bạn Lào cũng rất nhiều.

Chú bò chiến thắng cuối cùng sẽ nhận được nhiều phần thưởng xứng đáng và mang lại ấm no
cho chủ nhân của mình.


Người ta quan niệm rằng lễ hội Trận bò vào đầu năm mới sẽ giúp cho những chú bò trở nên dũng mãnh hơn để đối chọi với những con ác thú bằng cặp sừng chắc khỏe, giúp chúng mạnh khỏe hơn, chân vững chắc hơn để kéo cày, làm ruộng. Và gia đình có chú bò chiến thắng chắc chắn năm đó làm ăn sẽ rất thịnh vượng, ngô treo đầy bếp, gạo đầy bồ, không lo thiếu ăn, thiếu mặc. Vì lẽ đó mà nhiều gia đình người H’Mông nơi đây rất chăm lo cho loài vật thân thiết này, và những chú bò chọi thua sẽ được mang về nhà dưỡng sức để năm sau tiếp tục tham gia lễ hội.
 
Lương Chi
Báo mạng điện tử K.31


                                                      

                                                       

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN