Bằng đại học báo chí nên là tấm bằng thứ hai

(Sóng Trẻ) - Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay nhiều người cho rằng chỉ nên đào tạo báo chí như văn bằng thứ hai sau khi người đó đã có một tấm bằng chuyên môn.

 

Tri thức rất quan trọng, đặc biệt là đối với người làm báo. Bởi một điều: Nghề báo cần kiến thức của rất nhiều ngành nghề khác nhau.

Mới đây, giáo sư kinh tế trường ĐH Princeton (Mỹ) Paul Krugman đã nhận giải Nobel Kinh tế 2008. Tuy nhiên, người ta còn biết tới ông là người phụ trách chuyên mục Op-Ed trên tờ New York Times. Có thể nói, việc các chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn nắm giữ vai trò quan trọng trong các tờ báo uy tín là điều không quá xa lạ ở nhiều nước.

Kiến thức về chuyên ngành khác còn là điều kiện bắt buộc để theo học tại nhiều trường đào tạo báo chí trên thế giới, trong đó có trường ĐH báo chí Lille (Pháp). Không chỉ nổi danh ở Pháp, trường Lille còn có tên tuổi trên thế giới và hợp tác giảng dạy ở 50 quốc gia.Trường Lille chỉ dạy nghề viết báo cho những đối tượng là người đã có bằng đại học với thời gian học không quá 2 năm. Những người đã có nghề hoặc chuyên ngành khoa học muốn viết báo thì chỉ cần học 1 năm. Tuy nhiên, bất cứ ai có bằng tốt nghiệp trường này đều không phải lo sợ thất nghiệp.

Tri thức và tầm hiểu biết của nhà báo thể hiện qua mỗi bài báo anh ta viết ra. Không chỉ riêng trong nghề báo mà bất cứ lĩnh vực nào, kiến thức cũng là nhân tố quyết định để phân biệt đâu là người giỏi, đâu là người kém hơn.

Yếu tố giúp cho những người không có bằng cấp về báo chí, dù không nắm rõ hoạt động tác nghiệp vẫn có thể bước chân vào và thành công trong nghề báo là bởi họ có đủ kiến thức cần thiết, mà cụ thể là những kiến thức chuyên ngành họ đã học được có thể đem áp dụng khi làm báo.

Sinh viên ngôn ngữ, ngữ văn có lợi thế về sử dụng ngôn từ; cử nhân nại ngữ, nại giao có được khả năng nại ngữ và nại giao là những thứ nghề báo hiện đại rất cần, không kể ở những tờ báo có chuyên môn hẹp thì những sinh viên học các chuyên ngành đó càng dễ “tung hoành ngang dọc”.

Sinh viên tốt nghiệp báo chí hiện nay có tỉ lệ thất nghiệp khá cao. Phần nhiều trong số họ là không đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên đã tự đưa mình vào thế bất lợi hơn so với sinh viên theo học các trường khác.

Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay nhiều người cho rằng chỉ nên đào tạo báo chí như văn bằng thứ hai sau khi người đó đã có một chuyên môn. Điều đó đòi hỏi cao hơn ở những người muốn theo đuổi nghề báo, họ phải có trình độ văn hoá tối thiểu là có bằng cử nhân của một ngành nào đó.

Sự phát triển phong phú, đa dạng của báo chí như hiện nay đòi hỏi chất lượng, tính chuyên nghiệp ngày một cao. Cùng với sự đi lên của dân trí thì những bài báo mang kiến thức chuyên sâu sẽ ngày được đề cao hơn và cần thiết hơn. Nếu các nhà báo từ xưa đến nay vẫn ví mình “cái gì cũng biết nhưng chẳng biết rõ cái gì” thì với bối cảnh mới, dường như điều đó đã trở thành một hạn chế?

Nghề báo là nghề đòi hỏi phải học tập suốt đời. Tuy nhiên, sự tồn tại của một phóng viên không phụ thuộc hoàn toàn vào những tấm bằng và thực tế vẫn đang chứng minh điều đó.

Liên Hương

Lớp Báo mạng điện tử K.25

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN