Bánh trung thu "tồn đọng" sẽ đi về đâu?

(Sóng trẻ) - Hết Tết Trung thu, nhiều người tiêu dùng đặt ra câu hỏi vậy những chiếc bánh Trung thu "ế" sẽ đi về đâu, liệu chúng sẽ bị tiêu hủy hay lại bắt đầu một "vòng đời" mới?

Đi dọc khắp con phố Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội) là khắp các cửa hàng, vỉa hè trưng bày các loại bánh trung thu đang được xả hàng với giá rẻ, thanh lý từ 10.000 đồng - 15.000 đồng/1 chiếc. 

Theo khảo sát của PV, các loại bánh bán vỉa hè thường có nhãn mác lạ, thậm chí chưa nghe tên bao giờ, như Bảo Lộc, Gia Kim, Tùng Lâm,... Bánh cũng không còn hộp mà được chủ hàng bóc bán lẻ, giá dao động 15.000-20.000 đồng một chiếc loại 250-300 gram, và chủ yếu là nhân thập cẩm.

Bánh trung thu sau rằm được bày bán nhiều tại các sạp hàng trên đường Trương Định với giá rẻ đến bất ngờ. (Ảnh: Vy Anh).
Bánh trung thu sau rằm được bày bán nhiều tại các sạp hàng trên đường Trương Định với giá rẻ đến bất ngờ. (Ảnh: Vy Anh).

"Để không gây tránh ảnh hưởng tới thương hiệu của các hãng bánh lớn, nên cửa hàng bánh chúng tôi đều sẽ tháo bỏ hết nhãn mác hoặc thay bằng nhãn mác khác." - Cô Phạm Mai - một tiểu thương bán bánh trung thu đại hạ giá ở phố Trương Định (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết.

Cũng trên con phố Trương Định, anh Quốc Thắng - chủ tiệm bánh Trung thu gia công chia sẻ: "Bánh tồn chúng tôi sẽ bán đại hạ giá cho người có nhu cầu hoặc có những cơ sở họ mang đi các tỉnh bán với giá rẻ. Nói là ế chứ thật ra chả ế đâu, bánh bán trong vụ lãi khoảng 60-70%, còn bánh tồn còn lại mà bán được coi như là hòa vốn". 

Theo đó, nếu bán đại hạ giá mà không hết hàng và bánh đã quá hạn sử dụng thì một số cơ sở sẽ bán cho các đầu lậu thu mua bánh quá "đát" về tái chế thành các loại bánh nướng cỡ nhỏ, bánh chả... 

Các loại bánh trung thu không nhãn mác, địa chỉ, không ghi rõ nguyên liệu, thành phần cũng như hạn sử dụng sẽ được đưa về các vùng ở nông thôn, vùng sâu vùng xa... (Ảnh: Vy Anh).
Các loại bánh trung thu không nhãn mác, địa chỉ, không ghi rõ nguyên liệu, thành phần cũng như hạn sử dụng sẽ được đưa về các vùng ở nông thôn, vùng sâu vùng xa... (Ảnh: Vy Anh).

Trương Định được coi là "thiên đường bánh trung thu giá rẻ" hậu ngày rằm ở Hà Nội. Bánh ở đây chủ yếu bán để phục vụ cho sinh viên, công nhân, người lao động khó khăn quanh khu vực. 

Bạn Ngọc Ánh (sinh viên Đại học Nội Vụ) chia sẻ: "Trung thu giá bánh toàn từ 50.000 đồng đến 90.000 đồng một chiếc, sinh viên chúng mình không có điều kiện ăn, giờ giảm xuống hai phần ba giá là dịp để cả phòng trọ mua về liên hoan".

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN