Đảm bảo an toàn trên mạng cho trẻ

(Sóng trẻ) - Theo khảo sát của Bộ LĐ-TBXH, trẻ em sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều, thời gian lên đến 5-7 tiếng/ngày. Do đó, trẻ rất dễ rơi vào những "bẫy tiêu cực" trên không gian mạng.

Đối mặt với rủi ro

Về thăm nhà ngày cuối tuần, Đoàn Thảo Ngân (23 tuổi, trú tại Hà Nội) ngán ngẩm khi thấy cậu em trai Đoàn Trung Hiểu (12 tuổi, Thái Nguyên) liên tục vùi đầu vào máy tính chơi game.

Bố mẹ tôi đi làm cả ngày không thể biết được con ở nhà làm gì. Nhiều khi đi làm về bố mẹ hỏi thì em tôi lấy lý do dùng máy tính cho việc học, bận rộn bố mẹ nhiều khi cũng không để ý".

anh-1.jpg
Trung Hiếu sử dụng mạng Internet phần nhiều để chơi game. (Ảnh NVCC)

Khi được chị gái nhắc nhở, Trung Hiếu phản ứng dữ dội. Cậu bé giải thích chỉ chơi game bình thường và truy cập các trang mạng để xem phim giải trí.

Vậy nhưng, Thảo Ngân nhận thấy em mình gặp đang gặp phải vấn đề lớn: “Hiếu dần ít nói chuyện với gia đình, em dành 5-6 tiếng/ngày chơi game bạo lực. Khi kiểm tra lịch sử trình duyệt web, tôi cũng phát hiện em xem một số trang không phù hợp độ tuổi”.

Là mẹ của hai em bé đang trong độ tuổi Tiểu học và THCS, chị Nguyễn Kim Thanh (35 tuổi, Hà Nam), cho biết: “Ở nhà ngoài thời gian con làm bài tập và chơi các trò chơi vận động ngoài trời thì mạng internet là công cụ giúp con khám phá thêm tri thức cũng như thư giãn”.

Gia đình chị Kim Thanh không lựa chọn cho con tự ý sử dụng mạng, thay vào đó, vợ chồng chị sắp xếp khoảng 1 giờ/ngày để cùng con trải nghiệm.

anh-2.jpg
Chồng chị Kim Thanh cùng hai con sử dụng mạng Internet. (Ảnh NVCC)

Chị Kim Thanh nhận thấy mạng Internet mang lại rất nhiều tài nguyên cho con học tập, giải trí để phát triển toàn diện. Nhưng những mạng Internet chỉ thực sự mang lại hiệu quả cho trẻ nhỏ khi có sự đồng hành của cha mẹ với con trong quá trình sử dụng.

“Khi trẻ còn nhỏ, khả năng nhận biết còn hạn chế do đó, cha mẹ cần định hướng cho con tránh các thông tin độc hại và tiếp cận các thông tin mang tính giáo dục. Thêm nữa, cha mẹ cũng cần khống chế thời gian con sử dụng mạng” - Chị Kim Thanh cho biết thêm.

Cả hai bạn nhỏ của chị Kim Thanh đều hào hứng với khoảng thời gian sử dụng mạng cùng cha mẹ, từ đó, gia đình được gắn kết.

Giải pháp nào hợp lý

Đảm bảo an toàn trên mạng cho trẻ không chỉ là vấn đề cấp bách mà đó còn là vấn đề của sự phát triển lâu dài. Để có thể giải quyết triệt để các mối nguy cơ, điều cần thiết nhất là việc cần sớm trang bị kiến thức cho trẻ.

Chuyên gia tâm lý học, TS. Nguyễn Tuấn Anh cho biết: “Để đảm bảo an toàn trên mạng cho trẻ, gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp đồng điệu. Về phía gia đình, cha mẹ không nên cấm đoán con trẻ sử dụng mạng, thay vào đó nên định hướng cho con những trang mạng có ích. Cha mẹ cũng có thể chủ động cho con biết về những nguy cơ rủi ro trên mạng để bản thân trẻ hình thành sự chủ động trong việc sử dụng mạng Internet”.

Theo cô Nguyễn Phương Thùy (giáo viên trường Tiểu học và THCS FPT Cầu Giấy, Hà Nội), ngoài gia đình, trường học là môi trường lý tưởng để giáo dục trẻ về cách tự đảm bảo sự an toàn trên mạng internet.

“Nhà trường đóng vai trò dẫn dắt học sinh và đồng hành cùng phụ huynh trong giai đoạn hình thành khả năng tự kiểm soát hành vi sử dụng internet của trẻ” - cô Nguyễn Phương Thùy nói.

Ngoài trang bị kiến thức nền tảng, khi đến trường, học sinh còn được học hỏi cách sử dụng hiệu quả Internet qua bạn bè, thầy cô. Đặc biệt, nhà trường tạo cơ hội để học sinh va chạm với một số trường hợp cụ thể, bằng cách đóng vai, giải quyết các tình huống”.

anh-3.jpg
Cô giáo Phương Thùy hướng dẫn học sinh tìm hiểu về mạng Internet.

Được biết, từ năm 2018, theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Tin học sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12.

Cô Đoàn Thị Lệ (giáo viên trường THCS Nguyễn Khuyến, Hà Nam) nhận định: “Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số” là chủ đề xuyên suốt và xuất hiện ở tất cả sách giáo khoa của các cấp học. Chủ đề này giúp học sinh tiếp cận với mạng Internet, hiểu và sử dụng đúng cách phục vụ nhu cầu tìm kiếm thông tin, học tập và phát triển bản thân”.

Trẻ em rất cần được trang bị kiến thức và kỹ năng để đảm bảo an toàn trên cho bản thân không chỉ trong mùa dịch Covid-19 mà còn trong cả chặng hành trình tương lai của cá nhân các em và của toàn xã hội.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN