Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới những nước nghèo đói nhiều nhất
(Sóng trẻ) - Các nhà khoa học cho biết, các vùng nhiệt đới rất có thể sẽ phải chịu thiệt hại lớn nhất vào những ngày nóng và có thời tiết khắc nghiệt bởi sự biến đổi khí hậu.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ ảnh hưởng tới những nước nghèo đói nhiều nhất.
Các nghiên cứu được dẫn đầu bởi trường Đại học Đông Anglia, là những nhà nghiên cứu đầu tiên khảo sát mối liên hệ giữa lượng khí thải CO2 tích lũy với những ngày nắng nóng. ( Ảnh: Anadolu Agency/Getty Images)
Các nhà khoa học cho biết, các vùng nhiệt đới rất có thể sẽ phải chịu thiệt hại lớn nhất vào những ngày nóng và có thời tiết khắc nghiệt bởi sự biến đổi khí hậu.
Những bằng chứng mới đây nhất chỉ ra rằng những nước nghèo sẽ phải gánh chịu những hậu quả xấu của sự biến đồi khí hậu, điều đó được thể hiện qua số ngày nắng nóng ở các nước nhiệt đới đang gia tăng một cách đáng kể, tương tự như sự gia tăng rõ rệt của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Từ lâu việc người nghèo sẽ phải gánh chịu hậu quả tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu đã được dự đoán, phần lớn bởi vì ngày càng nhiều người nghèo sống ở vùng vĩ tuyến nhiệt đới, trong khi những người giàu có xu hướng sống nhiều hơn ở vùng khí hậu ôn hòa.
Điều này thật không công bằng khi trách nhiệm về việc biến đổi khí hậu là trách nhiệm chung, điều này rơi chủ yếu vào những nước giàu có hưởng lợi từ hoạt động công nghiệp, và có lượng khí thải cao trong lịch sử, trong khi các nước nghèo mới chỉ bắt kịp trong vài thập kỷ trở lại đây.
Vào năm 2014, lượng khí thải bình quân đầu người của Trung Quốc bắt kịp với Châu Âu, thậm chí nhiều năm sau sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng chỉ trên mức trung bình.
Những người sống ở các nước nghèo đói cũng có nhiều thứ để mất, họ phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp, và nông nghiệp có khả năng bị ảnh hưởng xấu bởi sự gia tăng của nhiệt độ và hạn hán, những đợt nóng và sự thay đổi tiềm tàng về lượng mưa có thể dẫn đến việc xuất hiện thường xuyên của lũ lụt , hạn hán và bão ở cường độ cao hơn.
Các nghiên cứu được dẫn đầu bởi trường Đại học Đông Anglia, là những nhà nghiên cứu đầu tiên khảo sát mối liên hệ giữa lượng khí thải CO2 tích lũy với những ngày nắng nóng.
Manoj Joshi của Trường Khoa học Môi trường UAE cho biết: "Nhiều người trong số những người nghèo nhất trên thế giới sống ở các vùng nhiệt đới, trong khi nhiều người giàu nhất thế giới sống ở vùng khí hậu ôn đới. Chúng ta biết rằng các vùng vĩ độ thấp có ít sự biến đổi nhiệt độ hàng ngày khi so sánh với các vĩ độ trung bình, c ó nghĩa là các dấu hiệu của sự thay đổi khí hậu xuất hiện khá nhanh chóng, và điều này là nguyên nhân của sự gia tăng nhanh về tần suất những ngày nắng nóng".
Nghiên cứu này cũng thêm câu hỏi vào cam kết được thực hiện tại kỳ hội nghị Paris về biến đổi khí hậu cuối tháng mười hai sắp tới, ở đó các quốc gia đã đồng ý để hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 2 độ C, một ngưỡng mà các nhà khoa học coi như là giới hạn an toàn, xa hơn nữa là sự tàn phá của sự thay đổi khí hậu có thể sẽ trở thành thảm họa và không thể đảo ngược.
Tuy nhiên tăng 2 độ C trung bình mỗi năm trên toàn cầu vẫn có thể để lại nguy cơ gây gia tăng nhiệt độ tại khu vực có hàng chục thậm chí hàng trăm triệu người đang sinh sống.
Các chính phủ đang họp trong tuần này tại Bonn, cuộc họp đầu tiên kể từ khi Hiệp định Paris được ký kết.
Hoàng Hương Giang
(Theo theguardian.com)
Cùng chuyên mục
Bình luận