Biểu tượng cây đa – bến nước – sân đình trong văn hóa Việt Nam

(Sóng trẻ) - Cây đa, bến nước, sân đình là ba biểu tượng đặc trưng của làng quê Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng Bắc bộ. Bên cạnh ý nghĩa về mặt tinh thần, những biểu tượng đặc trưng này phần nào khắc họa nên cuộc sống và tổ chức làng xã của người Việt Nam.

Mỗi chúng ta đều sinh ra và lớn lên từ làng, bởi vậy những hình ảnh như cây đa, bến nước, sân đình đều quá quen thuộc trong tâm thức mỗi người. Chúng gợi lên những ký ức thân thương và gần gũi nhất trong mỗi con người. Bên cạnh gia trị về mặt tinh thầ, cây đa, bến nước sân đình còn là 3 biểu tượng bao trùm làng quê Bắc bộ, khắc họ rõ nét nếp sinh hoạt của làng quê từ ngàn năm nay.

Làng quê là một quần thể cộng đồng sinh sống, sinh hoạt với nhau. Ở mỗi làng lại có một tập tục và quy tắc riêng, chính bởi vậy mới có câu nói ‘Phép vua còn thua lệ làng’. Biểu tượng cho việc sinh sống mang tính tập trung này chính là 3 hình ảnh tưởng chừng không liên quan đến nhau: cây đa – giếng nước – sân đình nhưng lại có sự gắn kết chặt chẽ.

Cách trung tâm Hà Nội chừng 9km, làng Triều Khúc thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội suốt bao nhiêu năm nay vẫn giữ được nét cổ kính vốn có mặc xã hội đua nhau phát triển. Tại đây, những giá trị văn hóa như cây đa – bến nước – sân đình vẫn còn được giữ gìn và trân trọng. 

8864672ec_t1.jpg
 
Gốc đa là nơi người làng Triều Khúc tụ họp trò chuyện mỗi buổi chiều

Theo ông Nguyễn Duy Binh (người trông coi đình làng Triều Khúc) cho biết, văn hóa làng xã được dân làng Triều Khúc gìn giữ suốt bao đời nay và trở thành niềm tự hào riêng có. Lý giải 3 biểu tượng văn hóa ‘cây đa- giếng nước – sân đình’, ông Binh cho biết mỗi biểu tượng lại có một giá trị khác nhau mà những làng quê cổ không thể thiếu, chỉ cần mất đi 1 trong 3 là ngôi làng không còn vẹn nguyên giá trị.

Cây đa là mang biểu tượng tâm linh, được người dân tin rằng có thần ngự, bảo vệ dân làng. Thông thường, mỗi làng sẽ có một cây đa lâu năm nhất, tọa ở vị trí quan trọng của làng như cổng làng, sân đình hay chính giữa trung tâm làng. Người dân tin rằng, đa là biểu tượng của Đức Phật, bởi vậy sẽ đuổi đi những cái xấu, cái rủi. Bên cạnh đó, cây đa thường là lỗ hóng mát, tránh nắng trong những ngày mùa hè nắng gay gắt của người dân đi làm đồng về. Hiện nay, những người xa xứ, sinh sống nới đất khách, quê người cũng thường nhớ đến gốc đa như một biểu tượng của sự thân quen, vỗ về ở nơi chôn rau cắt rốn.

8864672ec_t2.jpg
 
Những cây đa cổ thụ được tin là nơi tâm linh, xua đuổi tà ma cho dân làng.

Bà Giang Thị Thơm, người dân làng Triều Khúc cho hay, làng hiện nay đã qua nhiều lần tôn tạo, sửa chữa chùa, đình và đường xá. Tuy nhiên gốc đa cổ thụ thì vẫn được giữ nguyên vị trí ban đầu. ‘Trước đây ở làng này bất kỳ đâu cũng có đa nhưng sau này buộc phải di rời cây ra vị trí hợp lý hơn, nhưng nhất định người dân không bao giờ đồng ý chặt bỏ cây đi’.

8864672ec_t4.jpg
 
 
Mặc dù vẫn còn gìn giữ 3 biểu tượng của làng xã Việt Nam là cây đa – bến nước- sân đình nhưng đa số đã qua tu sửa, không còn dáng dấp cổ kính, thay vào đó là những ngôi đình làng khang trang hơn.

Bên cạnh cây đa, giếng nước và sân đình cũng là 2 biểu tượng hết sức gần gũi nhưng lại mang những giá trị khá tiêu cực của lối sống cổ. Đình được coi là nơi trang nghiêm, nơi thờ thần thờ thành hoàng làng, cũng như là nơi để những người có chức sắc trong làng bàn bạc, tổ chức việc công. Nếu đây cũng là nơi được coi là chỗ uy nghiêm nhất, đa phần dành cho đàn ông bàn việc, xơi trà, đàn bà và trẻ nhỏ hạn chế tối đa qua lại. Thì bến nước lại là chỗ để những người phụ nữ hội họp, củng cố tình làng nghĩa xóm. Bến nước được coi là nơi giặt giũ, sinh hoạt, gánh nước chung của dân làng, đặc biệt là nơi trò chuyện của các mẹ, các bà và là chỗ nô nghịch của trẻ con. Trong nhiều câu ca dao, bến nước cũng xuất hiện như là địa điểm gieo duyên của các cặp trai gái trong làng.

8864672ec_t3.jpg
 
Sân đình và bến nước đều là nơi sinh hoạt chung của người trong làng nhưng bị phân biệt ở giai cấp và giới tính.
Cụ bà Nguyễn Thị Nga (người làng Yên Phụ, Hà Nội) cho biết thời con gái, cứ chiều chiều là bạn bè cùng xóm lại rủ nhau ra bên nước vừa giặt giũ, rửa chân tay lại vừa trò truyện. Đây cũng là nơi nên duyên của phần lớn các cặp gái trai cùng làng. Sau này khi trưởng thành hơn, các cặp đôi mới hẹn hò riêng ra gốc đa trò truyện, tâm tình.

8864672ec_t5.jpg

Mặc dù là biểu tượng văn hóa cực đặc sắc của người dân Bắc bộ, thế nhưng những giá trị văn hóa làng xã này đang dần bị mai một, không còn được các thế hệ sau coi trọng. Theo bà Bùi Thị Thanh Mai (Trưởng ban Tư liệu, viện Mỹ Thuật) cho biết, trong quá trình đô thị hóa, không gian văn hóa làng gồm cây đa, bến nước, sân đình đang bị thu hẹp, có nơi đã mất hẳn. Nhiều đình làng được đầu tư hàng tỷ đồng tu bổ, tôn tạo lại mất đi giá trị cốt lõi, nét văn hóa ban đầu.



Quỳnh Thư
Đa phương tiện K35

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN