(Sóng trẻ) - Hiện nay, chúng ta thường dùng mạng xã hội để kết nối, chia sẻ những hình ảnh của bạn bè và người thân mọi lúc, mọi nơi, bất kỳ lúc nào. Thế nhưng cũng không ít người đã lạm dụng mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh, clip của người khác với mục đích để câu like, câu view mà không quan tâm đến người đó có đồng ý hay không và để lại những hậu quả, hệ lụy không lường, mà nó có thể xảy với người khác.
Ảnh minh họa (Nguồn Vietnamnet,vn)
Nhắc lại sự cố của Hoàng Thùy Linh hơn 10 năm trước, khi
clip “nóng” dài 5 phút của Hoàng Thùy Linh (nhân vật chính trong phim Nhật Ký Vàng Anh, bị tung lên mạng xã hội đã tạo nên những dư luận không tốt và
hậu quả là đã làm đảo lộn cuộc sống Linh và những người làm phim Nhật Ký Vàng Anh. Cuộc
sống của Linh đã phải rẽ sang một hướng khác, cô đã phải ra nước nài để “lánh nạn”
trước sự “ném đá” của dư luận trên mạng xã hội.
Hay mới đây, vụ việc nữ sinh H.T.L (học sinh lớp 11, Trường Trung học phổ thông Nguyễn
Đức Mậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) tự tử tại ao nước gần nhà đã gây xôn xao dư
luận. Theo điều tra, nguyên nhân dẫn đến cái chết đau lòng của L là bởi clip
ghi lại cảnh L và một bạn trai trong lớp đang hôn nhau bị lan truyền trên mạng
xã hội.
Đặc biệt là việc trang thông tin điện
tử Songlamplus.vn đã đăng tải clip của L không che mặt kèm theo lời
bình phẩm mang tính “nhạy cảm” đối với một học sinh. Tiếp đó là vô vàn những lời bình luận ác ý, chế giễu
hướng về phía H.T.L. Trước làn sóng dư luận, L đã nghĩ quẩn và tìm đến cái chết
ở tuổi 16, lứa tuổi đẹp nhất của đời người.
Những sự việc trên cho
thấy người sử dụng mạng xã hội đã không chỉ làm tổn thương, xúc phạm đến uy
tín, danh dự, nhân phẩm của người khác mà còn vi phạm pháp luật. Cụ thể theo
Hiến pháp năm 2013, tại khoản 1, Điều 21, Chương II quy định về Quyền con
người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân, khẳng định: “Mọi người có quyền bất
khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền
bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.
Cũng nội dung này đã
được cụ thể hóa tại Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó: “Việc thu thập, lưu giữ,
sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân
phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin
liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ
trường hợp luật có quy định khác” (khoản 2, Điều 38).
Hay mới đây, trong Điều
8 của Luật An ninh mạng cũng cấm: “Các
hành vi thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho
các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước
hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân cũng bị nghiêm cấm”.
Luật pháp đã quy định
rõ ràng như vậy, nhưng trên thực tế không phải ai cũng có ý thức thật đầy đủ
rằng, với hành vi thiếu tôn trọng, tùy tiện đem bí mật đời tư của người khác ra
để đùa cợt, với
mục đích tầm thường, chỉ để câu like, câu mà không nghĩ hậu quả cũng như những hệ lụy mà nó có thể gây
ra cũng như chính bản thân họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị xử lý theo quy
định của pháp luật. Rất có thể một ngày nào đó, họ cũng sẽ trở thành nạn nhân
của nạn xâm hại đời tư từ lối sống vô trách nhiệm của chính bản thân mình. Vậy
cho nên, mỗi chúng ta hãy là người dùng
mạng xã hội văn minh và đúng luật.Văn Minh