Học nại ngữ là một “mặt trận”
(Sóng trẻ)- Trong câu chuyện trên quãng đường đến các phân xưởng sản xuất của Nhà máy Z119 (Cục Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không - Không quân), Đại tá Nguyễn Văn Thanh - Giám đốc Nhà máy chia sẻ với chúng tôi một chi tiết khá thú vị. Anh cho biết: “Trong những năm qua, Nhà máy đã tích cực nâng cao công tác giáo dục, bồi dưỡng nại ngữ cho cán bộ, công nhân và coi đây là một “mặt trận” có ý nghĩa quan trọng, góp phần không nhỏ vào hoàn thành nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị”.
Nhà máy Z119 là đơn vị sửa chữa ra đa đầu ngành của toàn quân. Trước thực tế các loại khí tài vào xưởng sửa chữa qua nhiều năm sử dụng nên “già cỗi”, xuống cấp và thiếu đồng bộ; mặt khác, việc tiếp cận dây chuyền sản xuất của dự án đầu tư cải tiến các loại khí tài mới gặp nhiều khó khăn khi vấp phải “rào cản” nại ngữ; trong khi đó, trình độ nại ngữ của đội ngũ cán bộ, thợ sửa chữa còn mức độ, đa phần không biết tiếng Nga, tiếng Anh chỉ dẫn trên bản mạch, linh kiện và tài liệu chuyển giao của nước bạn. Do đó, không phát hiện được hỏng hóc, thậm chí có người tự ti về vốn nại ngữ của mình không dám bày tỏ chính kiến trong khai thác, sửa chữa và sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật.
Nhận thấy đây là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Đồng thời, hưởng ứng phong trào học nại ngữ của Cục Kỹ thuật, Đảng ủy, Ban giám đốc Nhà máy Z119 đã chủ động xây dựng kế hoạch phát động phong trào học tập nại ngữ cho cán bộ, công nhân viên; coi nhiệm vụ học tập nại ngữ như một “mặt trận” để “chiến đấu” với các hỏng hóc và cải tiến khí tài đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Các kỹ sử trẻ Nhà máy Z119 tự nghiên cứu nại ngữ
Trao đổi với chúng tôi, Đại tá Nguyễn Văn Thanh - Giám đốc nhà máy khẳng định: “Mấu chốt để có đội ngũ kỹ sư, nhân viên kỹ thuật đồng đều về trình độ nại ngữ là việc Nhà máy phải chủ động xây dựng đội ngũ giáo viên bằng cách lấy các đồng chí kỹ sư đã học tập ở nước nài, có vốn nại ngữ tốt để lên lớp truyền đạt và hướng dẫn thực hành cho những người có khả năng nại ngữ còn hạn chế. Do vậy, trong những năm qua trình độ nại ngữ của kỹ sư, thợ sửa chữa của Nhà máy được nâng lên rõ rệt”.
Đến mặt bằng Phân xưởng Tổng điều chỉnh (Phân xưởng 3), chúng tôi khá bất ngờ khi được “mắt thấy, tai nghe” các kỹ sư và công nhân trao đổi chuyên môn. Tại đây, Thượng úy Trịnh Phú Phúc - Trợ lý kỹ thuật, tổ giáo viên môn tiếng Nga đang vừa sửa chữa các bản mạch, vừa trao đổi với thợ kỹ thuật bằng nại ngữ. Anh cho biết: “Để những bài giảng thật sự thiết thực đối với mỗi người thợ, chúng tôi phải nắm bắt trước những tài liệu, phiếu công nghệ hướng dẫn bằng tiếng Nga, tiếng Anh của từng loại ra đa mà đội ngũ thợ sửa chữa còn nhiều vướng mắc, chưa khai thác sử dụng được để đưa vào bài giảng huấn luyện”.
Không chỉ có vậy, cán bộ, công nhân Nhà máy còn tranh thủ những lúc rảnh rỗi, các buổi tối, ngày nghỉ để mở các lớp học tập nại ngữ nâng cao hiểu biết về các loại khí tài. Từ năm 2017 đến nay, nhà máy đã tổ chức hàng chục buổi học nại ngữ tập trung và nhiều giờ tự học. Các đồng chí kỹ sư nài làm việc chuyên môn còn phải tự đọc, dịch tài liệu tiếng Nga và tiếng Anh để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Cùng với đó, ứng dụng sự phát triển của công nghệ, Nhà máy đã phát động mọi người học tiếng Anh trực tuyến. Bằng cách, từng người tải chương trình học tiếng Anh mang tên “Duolin” về điện thoại thông minh, máy tính. Mỗi người tạo lập một tài khoản để tham gia học tập với các nội dung như: Học từ mới, cách phát âm, giao tiếp nghe, nói theo các chuỗi hội thoại từ mức dễ đến khó... Phòng Kế hoạch là cơ quan quản lý, tổng hợp kết quả học tập tiếng Anh của toàn Nhà máy. Hằng tuần, trong buổi giao ban, Nhà máy thống kê chất lượng học tập của từng người, từng phòng, ban, phân xưởng. Trên cơ sở đó để đánh giá, bình xét thi đua hằng năm của từng cán bộ, công nhân viên trong Nhà máy.
Có thể khẳng định, việc coi học tập nại ngữ như là một “mặt trận” của Nhà máy Z119 đã rèn cho cán bộ, nhân viên tính chủ động, nỗ lực và hăng say nghiên cứu học tập, hiểu tham số, nắm vững tính năng kỹ chiến thuật của từng đài ra đa, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Lại Thế Thủy
Lớp K37B, BQP
Bình luận