Bỏ học về kết hôn sớm đang dần trở thành “trào lưu”

(Sóng trẻ) - Tình trạng kết hôn sớm ở tuổi vị thành niên không còn xa lạ đối với giới trẻ. Tuy nhiên, “tảo hôn” trước kia chỉ xuất hiện phổ biến ở các vùng sâu, vùng xa thì nay lại trở thành một thực trạng xảy ra “phổ biến” đối với những học sinh còn ngồi trên nghế nhà trường.

Con đường học tập còn dang dở…

Khi suy nghĩ thiếu thấu đáo về việc kết hôn, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, xu hướng gia tăng tình trạng nữ sinh phổ thông bỏ học về lấy chồng rất đáng quan ngại. 
Thầy Nguyễn Hữu Thành - Bí thư Đoàn trường THPT Quỳnh Lưu 3 chia sẻ: “Với điều kiện sống tốt hơn, cơ sở vật chất được cải thiện, con đường học tập còn rộng mở, đáng buồn khi nhiều nữ sinh từ bỏ cuộc sống tự do để đến với hôn nhân gia đình khi tuổi đời còn quá non trẻ, chưa đủ sức khỏe và kinh tế để lo cho cuộc sống gia đình. Với tư cách là một người thầy, người bố, tôi rất buồn khi con em ngày càng suy nghĩ nông cạn như vậy”.

3fc4c4bf3_7cb0b10f7_10.jpg
Ảnh minh họa

Theo kết quả khảo sát về số lượng và lí do nghỉ học của các em học sinh ở các trường cấp 2, cấp 3 thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An cuối năm học 2016-2017. Toàn huyện có gần 300 học sinh bỏ học, gồm 35% học sinh nam và 65% học sinh nữ. Nguyên nhân do học lực, hạnh kiểm yếu, một phần gia đình không đủ điều kiện, trong số đó có hơn 50% nữ sinh nghỉ học để về lấy chồng. Đáng chú ý, nếu như những năm trước đó việc bỏ học chủ yếu tập trung ở khu vực miền núi, vùng biển thì năm học qua hiện tượng này diễn ra ở hầu hết các địa phương.

Kết hôn khi độ tuổi còn “ăn chưa no, lo chưa tới”

Làm vợ, làm mẹ khi chưa đến 18 tuổi và tục tảo hôn nay đã không còn  hiếm ở những bản làng vùng sâu, vùng xa của các huyện miền núi. Tình trạng này đang ngày càng “phổ biến” ở các địa phương, thành phố. 

Em Nguyễn Thị Hương, Quỳnh Minh, Quỳnh Lưu, Nghệ An, sinh tháng 12 năm 2001. Tính đến nay Hương còn chưa đủ 17 tuổi. Sau khi đỗ vào lớp 10 một trường cấp 3, Hương kết thúc chương trình học kì 1, cả lớp ngạc nhiên khi biết tin em bỏ học về lấy chồng vì đã có thai được 3 tháng, lúc ấy Hương mới 16 tuổi, chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Chồng của Hương sinh năm 1996, cũng bỏ học sau khi hết lớp 11, ở nhà tụ tập bạn bè ăn chơi, chưa nhận thức được vai trò và trách nhiệm của người làm bố.

Khi được hỏi thăm về Hương qua bạn bè, Hiền (bạn gần nhà của Hương) thật thà chia sẻ: “Hương và em là đôi bạn lớn lên cùng nhau. Đầu năm 2017, sau khi biết tin Hương có thai 3 tháng, bố Hương giận lắm. Bác ấy bắt con gái phải đi bỏ cái thai để tiếp tục đi học, nhưng bác gái lại thương con lỡ dại. Hương bảo không thích đi học nữa vì học rồi cũng không có tương lai, mẹ Hương đã gặp bố mẹ nhà trai để bàn chuyện cưới cho bạn ấy. Một tuần đầu khi cả trường biết tin, Hương vẫn đi học bình thường sau đó nghỉ hẳn”.

“Trong khi bạn bè cùng trang lứa đang còn vui chơi, vô lo, vô nghĩ, chỉ lo việc học. Nó lấy chồng sớm, ở nhà việc gì bố mẹ và chị gái cũng lo cho hết, giờ về nhà chồng không biết nó tự lo cho bản thân được không nói gì đến lo cho chồng và con cái”, chị gái Hương lắc đầu tâm sự.

3fc4c4bf3_eb4aa7383_12.jpg
Chưa đến 17 tuổi, Hương đã có con trai đầu lòng gần 1 tuổi

Không chỉ trường hợp của Hương, trường hợp của Thủy (sinh năm 2000) cũng khiến cho chúng ta tiếc nuối tuổi học trò còn đẹp đẽ. 

Nói về Thủy, một lớp trưởng gương mẫu, học giỏi, được thầy yêu bạn mến. Năm nay đã là năm cuối cấp của Thủy, chỉ còn ít tháng nữa là đến kì thi Tốt nghiệp trung học phổ thông. Biết đến với hình ảnh lớp trưởng nan nãn, nhiệt tình, thầy cô và bạn bè đều “hoang mang” khi nghe tin em nghỉ học về lấy chồng trong khi rất nhiều người đang đặt kì vọng vào em.

Các bạn trẻ đang nghĩ gì về việc kết hôn khi đang còn đi học ?

Dường như lối sống hiện đại đã khiến giới trẻ khá thoải mái khi “ăn cơm trước kẻng” thay vì sợ hãi những lời dèm pha, chỉ trích của xã hội trước kia. Khi được hỏi ý kiến những bạn sinh viên, người đi làm trên 20 tuổi chưa lập gia đình thì họ cho rằng mình đã “quá tuổi”.

Bạn Hồ Thanh Thủy, sinh viên năm 2 trường Học viện Nông nghiệp chia sẻ: “Mặc dù đã bước sang tuổi 20 nhưng tôi vẫn chưa đủ tự tin để lập gia đình. Khi nghe tin em họ tôi 17 tuổi đã nghỉ học để kết hôn, tôi thương cho tương lai em sau này, suy nghĩ của em còn chưa chín chắn để quyết định nửa phần còn lại của cuộc đời mình”.

“Tôi đã 24 tuổi, công việc khá ổn định nhưng chưa có gì trong tay. Mỗi lần về nhà đều bị bố mẹ, hàng xóm so sánh với bạn bè trang lứa. Cũng sinh năm 1994 mà bạn của tôi đã có con học lớp 1, em sinh năm 1998 cạnh nhà đã có 2 đứa con, tôi đang còn độc thân và chưa có ý định lập gia đình. Kết hôn sớm khi chưa có kinh tế sẽ làm khổ con cái sau này”. Chị Lê Thị Phương, nhân viên Marketing tâm sự
Đâu là điểm dừng ?

Giải pháp để chấm dứt tình trạng “kết hôn sớm” còn là một thử thách lớn đối với gia đình và xã hội, phạm vi diễn ra tình trạng này ngày càng mở rộng tại các địa phương và thành phố. 

“Làm nghề giáo chứng kiến học sinh bỏ học vì bất cứ lí do gì là điều rất buồn. Vì một phần học xong khó xin việc làm, gia đình vì kinh tế mà giáo dục không đến nơi đến chốn, đó là những kẽ hở cho các em học sinh suy nghĩ lệch lạc về tương lai. Kết hôn khi chưa có kinh tế và hiểu biết còn chưa thấu đáo gây ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ con cái của các em. Nhà trường đang nổ lực kết hợp với gia đình để hạn chế tình trạng “bỏ học về kết hôn”, tâm lí các em rất dễ bị chi phối bởi tiêu cực nếu không có sự quan tâm của bố mẹ và thầy cô”. Thầy Hồ Văn Tình – Hiệu phó Trường THPT Quỳnh Lưu 3 chia sẻ.

Nguyễn Liên

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN