Cá tính của người dẫn chương trình hiện đại


(Sóng Trẻ) - Trong phát thanh, truyền hình hiện đại, vai trò của người dẫn chương trình đặc biệt quan trọng. Người dẫn chương trình là một khâu then chốt trong thực hiện chương trình. Cái duyên, sự tài năng của người dẫn chương trình quyết định rất lớn đến sự thành công hay thất bại của cả một chương trình.

Ngày nay, trong xu thế phát triển, phát thanh, truyền hình Việt Nam không chỉ cần một đội ngũ người dẫn nhiều về số lượng mà còn phải có chất lượng tốt. Hay nói cách khác, muốn khẳng định được vị trí và uy tín của mình, các đài phát thanh, truyền hình phải xây dựng được đội ngũ người dẫn chương trình có phong cách, có cá tính. Điều này xuất phát từ thực tế: trong số hàng chục, hàng trăm người dẫn chương trình, những người dẫn nào được khán, thính giả yêu mến nhất, chính là những người có cá tính nhiều nhất. Và những chương trình được dẫn dắt, điều khiển bởi người dẫn có cá tính rõ ràng, mới mẻ bao giờ cũng thu hút được lượng khán thính giả đông nhất.

1. Cá tính riêng của người dẫn chương trình


Theo quan điểm của chúng tôi, sự sáng tạo riêng của mỗi người dẫn chương trình khi được công chúng chấp nhận và yêu mến, đó chính là cá tính riêng, rõ ràng, mới mẻ của người dẫn chương trình.

Sự sáng tạo ở đây được hiểu là tổng hoà của trí tuệ, năng lực, năng khiếu, khả năng điều chỉnh bản thân phù hợp với nhu cầu hoặc sở thích của công chúng nghe nhìn. Cá tính của người dẫn trong một chương trình phát thanh, truyền hình bao giờ cũng liên quan đến “cái tôi” cá nhân của người dẫn, và lại liên quan cả đến “cái ta” của tờ báo, của đại bộ phận công chúng. Điều đó có nghĩa là, người dẫn vừa là chính mình, với tên tuổi, con người thật, đời sống tâm lý, tinh thần chân thực, vừa không phải là mình, ở chỗ, người dẫn phải là gương mặt đại diện cho đài phát thanh, đài truyền hình. Những người dẫn có cá tính phải có nghĩa vụ tạo nên mộthình tượng người dẫn chương trình trong lòng công chúng khán, thính giả chứ không phải là một hình ảnh nhạt nhoà, thiếu bản sắc.

Trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay, một đội ngũ người dẫn đã khẳng định được cá tính rõ ràng, như: Lại Văn Sâm, Tạ Bích Loan, Diễm Quỳnh, Bạch Dương, Long Vũ, Minh Vũ, Anh Tuấn, Quang Minh, Vân Anh… ở Đài Tiếng nói Việt Nam, những người dẫn được nhắc đến nhiều nhất trên Hệ phát thanh giải trí là anh Quick, chị Snow, Trang Công Tiến,  trên Hệ Thời sự là Thu Hà, Hồng Nhung, Đồng Mạnh Hùng, Đình Khánh…

2. Cá tính riêng của người dẫn chương trình phát thanh, truyền hình


ở phát thanh, các yếu tố giọng nói, cách nói, ngôn ngữ lời dẫn… là những yếu tố quan trọng để có thể tạo nên cá tính riêng của người dẫn chương trình. Với báo truyền hình, do có khả năng tác động cả vào thị giác lẫn thính giác của khán giả nên nài các yếu tố về giọng nói, cách nói, ngôn ngữ lời dẫn, còn phải kể đến các yếu tố nại hình, điệu bộ, cử chỉ, dáng đi, đứng, nụ cười, ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể...

- Giọng nói chính là công cụ đầu tiên để truyền đạt ý tưởng, thông điệp của cả người dẫn phát thanh, truyền hình. Một giọng nói chuẩn tiếng phổ thông, phát âm tròn vành, rõ tiếng, không bị ngọng hoặc quá đậm đặc tiếng địa phương, khoẻ khoắn... là vũ khí, là gia tài của người dẫn phát thanh, truyền hình nói chung. Nhưng với giọng của người dẫn có cá tính- nài yêu cầu về giọng chuẩn, rõ ràng, mạch lạc, còn phải có sức truyền cảm, có khả năng tạo được sự tin cậy đối với công chúng. Trên thực tế, có người thì giọng nói thật thà, có người giọng tỏ ra học vấn uyên thâm, có người giọng cao, có người giọng thấp... Những sự khác biệt về giọng nói giúp khán, thính giả có thể nhận ra ngay được đó là người dẫn nào, ở chương trình nào, dù không nhìn hình ảnh (ngay cả với truyền hình), chính là thể hiện một phần cá tính riêng của người dẫn chương trình.

- Trên phát thanh, truyền hình, điều quan trọng không chỉ là nói cái gì mà còn là nói như thế nào.Cá tính của người dẫn phát thanh, truyền hình còn được thể hiện một cách rõ nét ở cách họ nói trên sóng. Người dẫn có cá tính là người có khả năng tạo ra bản sắc âm sắc độc đáo riêng cho mình, bắt đầu từ việc luyện âm nhả chữ đến cách sử dụng tiết tấu ngôn ngữ, đến khả năng sử dụng văn nói trên làn sóng phát thanh truyền hình. Người dẫn có cá tính bao giờ cũng phải có cách nói thân mật, gần gũi với đối tượng giao tiếp, và tự nhiên, sống động chứ không phải là giọng đọc quá điệu đà hoặc quá khô khan, tuân thủ các qui tắc ngữ pháp một cách cứng nhắc. Bởi vì, dẫn chương trình là nghệ thuật lôi kéo bạn nghe đài đến với chương trình của mình, người dẫn không thể chỉ tái hiện bề mặt con chữ, mà phải thể hiện được vai trò sáng tạo.

Cách nói của người dẫn có cá tính phải có bản sắc riêng, hoặc là vui tươi, sôi nổi, nhiệt tình, hoặc là mềm mại, giàu cảm xúc, hoặc là duyên dáng, ấm cúng, hoặc là dí dỏm, hài hước... Người dẫn có cá tính rõ ràng thường bao giờ cũng có cách trình bày lôi cuốn, nhiệt tình, vui tươi. Họ luôn biết bỏ lại tất cả những nỗi buồn, sự bực dọc bên nài phòng phát thanh, nài trường quay truyền hình để truyền đến khán thính giả cả một thế giới âm thanh và hình ảnh chân thực, sống động.

- Với truyền hình, ăn mặc đẹp, khuôn mặt đẹp, cơ thể đẹp, có duyên cũng là một lợi thế, nhưng những người dẫn có cá tính rõ ràng bao giờ cũng là người mà ngay cả bộ trang phục, kiểu đầu tóc, cách đi lại, cách đứng, cách cười, ánh mắt nhìn trên sân khấu đều phải toát lên sự đẹp đẽ, duyên dáng và lịch lãm riêng, không bị hoà lẫn vào bất cứ một người dẫn nào khác. Trước công chúng, ánh mắt đưa qua đưa lại của người dẫn chương trình truyền hình không chỉ thể hiện biểu cảm, tình cảm, thái độ của người dẫn với con người, sự vật, hoàn cảnh, mà còn tạo nên sự chờ đợi hồi hộp của người xem.

Nụ cười và tiếng cười của người dẫn chương trình cũng có khả năng đem lại tình cảm thẩm mỹ riêng. Đó là những nụ cười có ý nghĩa tán đồng và có cả ý nghĩa đánh giá khen chê. Một nụ cười của người dẫn có cá tính thường được đặt đúng vị trí, tạo được hiệu quả thẩm mỹ, khiến người nghe, người xem bị cuốn hút mạnh mẽ.

- Người dẫn có cá tính là người dẫn thể hiện được tính trí tuệ trong cách sử dụng ngôn từ. Bất kỳ một chương trình nào thì người dẫn chương trình bao giờ cũng  nói những câu khai mạc, chào hỏi khán thính giả, giới thiệu nội dung chính sẽ phát… Những câu từ này nói nhiều thành quen, tuy nhiên, lại dẫn đến một sự lặp lại hoặc thiếu tính biểu cảm. Người dẫn chương trình có cá tính phải là người có khả năng mở được cánh cửa nhà công chúng ngay từ những lời giới thiệu đầu tiên, sử dụng thường xuyên những câu nói hay, những ngôn từ đẹp. Ngôn từ đẹp, thích ứng mau lẹ với hoàn cảnh trở thành một nghệ thuật của người dẫn chương trình. Ngôn từ mà người dẫn có cá tính lựa chọn sử dụng thường bao giờ cũng dễ hiểu, sáng rõ, đúng văn cảnh, ngữ cảnh. Họ có khả năng thoát ly khỏi văn bản, kịch bản đã được chuẩn bị trước mà vẫn có được những câu từ vừa chính xác, phản ánh đúng bản chất của sự kiện, vấn đề, vừa trong sáng, giản dị. Có người dẫn hay thích sử dụng lối so sánh ví von, có người hay sử dụng tục ngữ, ngạn ngữ dễ hiểu, có người nói luôn có màu sắc văn học nghệ thuật, có người nói đầy triết lý sâu xa...

- Người dẫn có cá tính bao giờ cũng là người có phông kiến thức rộng nhưng lại rất sâu về những điều mình đang dẫn. Những người dẫn các cuộc thi trí tuệ hoặc một số trò chơi trên truyền hình như Đường lên đỉnh Olympia, Hành trình văn hoá, Đấu trường 100, Ai là triệu phú... sẽ không thể thành công nếu không có phông kiến thức rộng về văn hoá, những kiến thức khoa học về chủ đề của chương trình mà họ thực hiện dẫn.

- Người dẫn có cá tính riêng là người có năng khiếu về dẫn chương trình. Năng khiếu thể hiện ở trong tất cả các yếu tố nói trên, và ở một chừng mực nào đó, là sự dí dỏm hài hước đúng lúc, đúng chỗ; là sự tuỳ cơ ứng biến; là khả năng giao tiếp tự tin tươi tắn trước đám đông; là khả năng thuộc nhanh lời dẫn...

3. Để có thể tạo được cá tính, người dẫn nên rèn luyện những gì ?

- Người dẫn nên thường xuyên rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn. Năng lực chuyên môn chính là cội rễ của cá tính rõ ràng, mới mẻ. Muốn trở thành người dẫn có cá tính, mỗi người trước hết phải rèn luyện để có khả năng viết bài theo đúng nguyên tắc của báo phát thanh, truyền hình, có khả năng biên tập tin, bài, chương trình, có khả năng nắm vững vấn đề mà mình dẫn.

Nài ra, người dẫn cần luôn luôn sáng tạo trong cách dẫn, trong cách giao tiếp với khán thính giả, trong cách truyền đạt hiện thực tới công chúng. Những người dẫn có năng lực chuyên môn vững vàng sẽ biết cách vượt ra nài những khuôn mẫu có sẵn của kịch bản, tự làm mới mình hàng ngày.

- Người dẫn nên thường xuyên rèn luyện giọng nói, cách nói trên sóng. Trước hết, người dẫn phát thanh truyền hình phải luyện cho mình một giọng nói chuẩn, phát âm rõ ràng, tròn vành, rõ tiếng. Nói nhịu, nói ngọng là không thể chấp nhận được. Thứ hai, người dẫn phải đọc nhiều, viết nhiều, nghe nhiều để tích luỹ cho mình vốn ngôn ngữ phong phú. Có khả năng sử dụng ngôn từ phong phú sẽ giúp người dẫn hoạt bát hơn, tự tin và năng động hơn. Thứ ba, người dẫn phải học cách sử dụng văn nói từ công chúng, từ đồng nghiệp. Hãy học nói về vấn đề của chương trình một cách đơn giản như đang kể câu chuyện cho người bạn thân của mình nghe. Như trên đã trình bày, trên phát thanh, điều quan trọng không chỉ là nói cái gì mà còn là nói như thế nào. Những cách nói giản dị, tự nhiên thường dễ đi sâu vào lòng người, chiếm được cảm tình của họ.

- Người dẫn phải nắm vững hoàn cảnh dẫn, bởi vì mỗi chương trình có một cách dẫn riêng… Dẫn trong dạng chương trình trực tiếp nài hiện trường khác với dẫn trong chương trình trực tiếp tại Studio hoặc trường quay. Dẫn trong chương trình dành cho người già khác với dẫn trong chương trình dành cho phụ nữ, hay trẻ em. Điều đó yêu cầu chính người dẫn chương trình phải có năng lực và sự tích luỹ tri thức, dựa vào kinh nghiệm của mình để sử hữu những tình huống ngôn ngữ mang tính sáng tạo.

- Người dẫn chương trình cũng phải thông thạo đối tượng phục vụ của chương trình, tìm hiểu tâm lí yêu cầu của họ cũng chính là việc tìm hiểu, định vị đối tượng chương trình. Rất nhiều trường hợp người dẫn chương trình chưa định vị rõ vị trí của mình trước công chúng. Có người có thể thích “ thể hiện” tài năng ăn nói của mình, “nói như bắt tép” công chúng. Nhưng có người lại “ rặn không ra câu”… Tất cả những điều đó đều chưa đạt yêu cầu, tức là người dẫn chưa nhìn rõ mình là ai trước công chúng nghe-nhìn.

 - Người dẫn chương trình cần phải đi sâu tìm hiểu đặc điểm của chương trình, nắm vững tôn chỉ của chương trình, nội dung, đặc điểm phong cách, hình thức của một chương trình, đặc biệt là chú ý tới sự khác nhau của chương trình này với chương trình khác. Dẫn cho chương trình Thời sự đầu tiên phải có giọng nói chuẩn xác, phát âm đúng cường độ, tròn vành, rõ chữ. Nguời dẫn chương trình Thời sự phải có giọng nói nghiêm túc, trang trọng, nhung phải tự nhiên, tươi tắn. Nài ra, họ còn phải có nền kiến thức tổng hợp sâu rộng, đa dạng trên mọi lĩnh vực, nhạy cảm với các hiện tượng chính trị, kinh tế cũng như văn hoá – xã hội. Người dẫn chương trình Thời sự khi trình bày trước thính giả phải biết được sắc thái của từng tin, bài, phóng sự, phỏng vấn…để trình bày sao cho có thể đánh thức được sự tò mò muốn nghe tiếp phần nội dung tiếp theo.

Trong khi đó, dẫn trong chương trình Chuyên đề lại phải am hiểu sâu sắc, tường tận lĩnh vực mà mình thực hiện. Diện giao tiếp của chương trình Chuyên đề hẹp hơn Thời sự nên dẫn Chuyên đề có nhiều thuận lợi hơn. Nhưng người dẫn Chuyên đề phải hiểu được rõ ràng đối tượng công chúng của chương trình để có cách dẫn phù hợp. Với các chương trình Tạp kỹ, Giải trí, cách dẫn tự nhiên, hài hước, khả năng hoạt náo, thông minh, dí dỏm là những yếu tố tạo thành cá tính riêng của người dẫn. Người dẫn phải giúp cho khán thính giả cảm nhận được không khí sôi động, tinh thần của chương trình, cho họ những giây phút thực sự thoải mái, thư giãn.

-Người dẫn muốn khẳng định được cá tính riêng cũng cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng. Người dẫn chương trình là người thay mặt toàn bộ êkíp để đem sản phẩm đến với công chúng. Nếu người dẫn chương trình không nắm chắc mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để có thể kiểm soát được nội dung thông tin theo đúng mục đích tuyên truyền thì sẽ có thể sẽ rơi vào trạng thái lúng túng khi gặp những tình huống khó mà không biết ứng xử thế nào cho phù hợp. Người dẫn nắm vững mọi động thái chính trị, tự nguyện đứng trên lập trường giai cấp để tác nghiệp sẽ có phong thái tự tin. Mà yếu tố tự tin lại quyết định rất nhiều đến giọng nói, cách nói, ngôn ngữ lời dẫn… Có bản lĩnh, người dẫn sẽ tự tin ứng phó với mọi biến cố xảy ra, giúp họ giải quyết mọi khó khăn một cách thông minh, bình tĩnh. Một phong cách dẫn cởi mở, cuốn hút, một người dẫn thông minh, hoạt khẩu, bản lĩnh sẽ gây được sự chú ý rất lớn, và chính họ sẽ là một phần thu hút thính giả. Như vậy có nghĩa sự tự tin tạo thành cá tính của người dẫn.

Trên Đài truyền hình Việt Nam hiện nay, khán  giả luôn nhớ đến một Lại Văn Sâm dẫn tự tin, nhẹ nhàng như đang trong một cuộc dạo chơi ; một Tạ Bích Loan nói rất nhanh, luôn đặt những câu hỏi thông minh để vắt kiệt nguồn tin; một Diễm Quỳnh duyên dáng, tươi tắn từ ánh mắt đến giọng nói, nụ cười ; một Long Vũ chậm rãi, dí dỏm có duyên và ăn nói hoạt bát... Nài ra còn có rất nhiều người dẫn được công chúng thính giả yêu mến trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Đó chính là những người dẫn phát thanh, truyền hình có cá tính. Nhưng cá tính không phải tự nhiên mà có. Muốn có cá tính, người dẫn phải có năng khiếu, nhưng quan trọng là sự rèn luyện thường xuyên, hàng ngày để tự làm mới mình qua mỗi chương trình phát sóng./.

 Ths.Trương Thị Kiên

 Khoa Phát thanh Truyền hình


 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN