Các nhà khoa học về đồng hồ sinh học giành giải Nobel

(Sóng Trẻ) Ba nhà khoa học đã làm sáng tỏ về đồng hồ sinh học của con người đã giành giải Nobel về y học năm 2017.


Ba nhà khoa học đã làm sáng tỏ về đồng hồ sinh học của con người đã giành giải Nobel về y học năm 2017.


Đồng hồ sinh học – hay còn gọi là nhịp sinh học – là lý do chúng ta buồn ngủ vào ban đêm, đồng thời nó cũng ảnh hưởng tới hành vi và hoạt động của các chức năng trong cơ thể.

 

Các nhà khoa học Mỹ là Jeffrey Hall, Michael Rosbash và Michael Young chia sẻ giải thưởng cùng nhau. Đại diện trao giải Nobel cho biết phát hiện này có “ý nghĩa to lớn cho sức khỏe và hạnh phúc của con người”.

 

Mọi tế bào của cơ thể con người đều có một đồng hồ sinh học, cũng như trong thực vật, động vật và nấm. Tâm trạng, mức độ hoocmon, nhiệt độ cơ thể và trao đổi chất đều dao động theo nhịp điệu hàng ngày. Thậm chí, có thể xảy ra nguy cơ cao bị đau tim khi cơ thể chúng ta vận động quá mạnh vào buổi sáng.

 


Đồng hồ sinh học kiểm soát đến mức chính xác cơ thể của con người để phù hợp với nhịp độ ngày và đêm. Ở mức độ ngắn hạn, việc gián đoạn đồng hồ sinh học có thể ảnh hưởng tới việc ghi nhớ, nhưng về lâu dài, nó còn làm tăng nguy cơ bệnh tật, bao gồm tiểu đường tuýp 2, ung thư và bệnh tim”.

 

Giáo sư Russell Foster, nhà khoa học nghiên cứu về đồng hồ sinh học của Đại học Oxford cho biết: “Nếu chúng ta khởi động hệ thống này, chúng sẽ có một tác động lớn tới sự trao đổi chất của chúng ta”. Giáo sư nói với BBC rằng ông rất vui mừng với thành công của 3 nhà khoa học, rằng họ xứng đáng được nhận giải thưởng vì là những người đầu tiên giải thích được hệ thống đồng hồ sinh học đã làm việc như thế nào.

 

Ông nói thêm “Họ đã cho chúng ta thấy cách đồng hồ sinh học vận hành trên động vật như thế nào”. Bà nhà khoa học đã nghiên cứu trên ruồi giấm, phát hiện của họ đã góp phần giải thích làm thế nào mà “vòng phản hồi phân tử giữ được thời gian đã tất cả các loài vật.

 

Tiến sĩ Michael Hastings – Phòng thí nghiệm sinh học MRC nói “Trước khi nghiên cứu về ruồi giấm, chúng tôi thực sự không có ý tưởng gì về cơ chế di truyền – đồng hồ sinh học được xem như một hộp đen lưu giữ những bí mật”.

BBC - Thu Hà (dịch) 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN