"Cánh bướm" - thông điệp nhân văn nhân ngày Quốc tế chấm dứt nạn nô lệ 2/12

(Sóng trẻ) - “Cánh bướm” (Butterfly) - bộ phim truyền hình 3 tập nằm trong dự án MTV EXIT mang đến cho khán giả thông điệp về nạn mua bán phụ nữ, trẻ em - đã đến với khán giả thủ đô Hà Nội vào ngày 1/12, qua buổi chiếu phim miễn phí do VEXIT – các đại sứ thanh niên của MTV EXIT tại Việt Nam tổ chức tại rạp chiếu phim Lotte Cinema, hưởng ứng ngày Quốc tế chấm dứt nạn nô lệ 02/12.

"Bộ Phim truyền hình “Cánh bướm” được sản xuất bởi MTV EXIT với sự hỗ trợ và hợp tác của Cơ quan hợp tác phát triển Úc AustralianAid, Cơ quan hợp tác và phát triển quốc tế Hoa Kỳ USAID, Quỹ Walkfree, Tổ chức UNICEF tại Hàn Quốc, Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc.

Ba phần phim “Cánh bướm” – “Hoa hồng”, “Hwaja”, “Cánh bướm” - là ba câu chuyện khác nhau về ba con người khác nhau, nhưng có chung một cảnh ngộ: bị lừa bán cho những kẻ buôn người, bị lạm dụng sức lao động và thân thể."

“Một thế giới mà chúng ta mơ ước”

Thông điệp của bộ phim xuất hiện ở cuối mỗi phần phim: "Một thế giới không có đàn áp và bóc lột. Đó là thế giới mà chúng ta mơ ước". Và mỗi phần của “Cánh bướm” đã truyền tải được thông điệp đó mạnh mẽ và hiệu quả.

952955505_428882848_640.jpg
Poster phim "Cánh bướm"

Ba nạn nhân được miêu tả trong phim – Jang Mi trong “Hoa hồng”, Hwaja trong “Hwaja” và Jin Young trong “Cánh bướm” – đều đang có được cuộc sống tự do, bình yên bên những người thân trong gia đình trước khi bị lôi vào những cám dỗ, bị những kẻ mua bán người lừa gạt và bóc lột, hành hạ. Nếu Jang Mi là một cô gái vùng biển, kiếm sống bằng việc đánh bắt tôm cá để đi bán hàng nài chợ và nuôi sống người mẹ của mình trước khi được hứa hẹn về tương lai ngôi sao sáng lạng thì Hwaja chọn công việc phụ giúp cô chủ của một gia đình giàu có với mong ước kiếm đủ tiền cho con chữa bệnh, dù phải cầm cố hộ chiếu của mình cho người môi giới. Cậu bé Jin Young ở phần phim “Cánh bướm” đang đạp xe vào một ngày đẹp trời khi bị một người lạ mặt cho kẹo, dụ dỗ và bắt cóc đi để rồi sau nhiều năm mới được gia đình tìm lại.

Hành trình tìm lại tự do, gặp lại người thân của ba con người tuy khó khăn, nhưng mỗi người đều có được một cái kết có hậu cho mình. Jang Mi đòi lại tự do cho mình trong một lần đến gặp một ông chủ giàu có, nhờ một tin nhắn cho cảnh sát. Hwaja nhờ sự tốt bụng của cô chủ mà đã thoát khỏi những trận đòn bằng chiếc gậy chơi gôn của ông chủ. Riêng với cậu bé Jin Young, lòng tốt của một người lạ đã đưa cậu ra khỏi nơi chỉ có những bóc lột, đánh đập giữa những đứa trẻ với nhau để về với gia đình thực sự của mình, nơi mà bố mẹ đã nỗ lực để giúp cậu nhớ lại tên mình, được sống cuộc sống bình thường. Chi tiết bố mẹ Jin Young ôm con khóc khi cậu bé nhắc được tên mình và tên bố mẹ đã lấy đi rất nhiều nước mắt của khán giả.

Hình ảnh biểu tượng của phim và cũng chính là tên cho bộ phim – “cánh bướm” xuất hiện mở đầu và kết thúc mỗi phần phim cũng là một chi tiết được nhiều người xem đánh giá cao, bởi đây chính là biểu trưng cho sự tự do mà những người bị mua bán, bóc lột mơ ước.

Chất drama của phim Hàn Quốc

Không phải ngẫu nhiên mà thông điệp nhân văn của “Cánh bướm” được truyền tải qua đội ngũ đạo diễn và diễn viên xứ Hàn, mà nổi bật là bộ đôi đạo diễn Jun Kin Sung và Hyun-od Shin – bộ đôi đã sản xuất cho đất nước Hàn Quốc nhiều bộ phim truyền hình trong hơn một thập kỷ trở lại đây, một trong số đó đã có được sự nổi tiếng nhất định.

Khán giả xem “Cánh bướm” có thể thấy rõ được chất Hàn Quốc xuyên suốt cả ba phần phim. Vẫn là lối diễn xuất tự nhiên cùng những câu thoại giàu cảm xúc của những diễn viên mà nhiều người có thể nhớ mặt và gọi tên. Thông điệp được đưa đến thông qua tình huống phim độc đáo, đậm chất Hàn Quốc nhưng cũng rất tự nhiên và không bị gượng ép.

Cùng với diễn xuất của diễn viên, bộ phim ghi điểm ở những khung cảnh đẹp của đất nước Hàn Quốc. “Cánh bướm” được quay ở những địa điểm đậm chất xứ Hàn. Từ cảnh vùng biển buổi sáng sớm cho đến cảnh những khu phố buổi đêm, những fan của phim drama Hàn dễ dàng nhận ra Hàn Quốc mà họ thường thấy trong những bộ phim truyền hình.

Những yếu tố trên đã khiến cho bộ phim khi công chiếu đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của không chỉ khán giả nội địa mà còn của nhiều nước khác trong khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bộ phim đã thành công trong việc mang đến thông điệp của MTV EXIT về việc chống lại nạn mua bán người.


Đoạn clip giới thiệu phim "Cánh bướm" bằng tiếng Việt

Trong buổi chiếu phim sáng ngày 1/12 tại rạp Lotte Cinema, khán giả thủ đô cũng được xem bộ phim tài liệu “Enslaved” được thực hiện bởi MTV EXIT. Ca sĩ Mỹ Tâm xuất hiện trong bộ phim với tư cách là người dẫn chuyện, đưa đến cho khán giả câu chuyện về việc bốn em ở tuổi vị thành niên – Khánh, Thiện, Trọng và Lìn bị lừa gạt, bán sang biên giới và tìm cách trốn thoát khỏi bọn buôn người, qua đó cảnh tỉnh mọi người về nạn mua bán người ở Việt Nam.

Chị Phạm Minh Hằng, đại diện cho VEXIT – đơn vị tổ chức buổi chiếu phim, cho biết rằng bên cạnh việc chiếu phim nâng cao nhận thức, hiện tại VEXIT đang lên kế hoạch một buổi tập huấn trong thời gian sắp tới tới 20 bạn sinh viên, những người có mong muốn tham gia cuộc chiến chống lại nạn mua bán người. Dự kiến buổi tập huấn sẽ diễn ra trong thời gian tới. Nài ra, VEXIT mong muốn liên hệ với các câu lạc bộ tại các trường học để tổ chức các buổi chiếu phim hay tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về mua bán người. Mọi thông tin về tổ chức được cập nhật trên trang Facebook cùa VEXIT.

Hữu Đức
Lớp Báo mạng Điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN