Cấp bách tăng lương, phụ cấp cho giáo viên

(Sóng trẻ) - Mức lương quá thấp dù đã chục năm kinh nghiệm, nhiều giáo viên phải làm thêm công việc khác để ổn định cuộc sống.

Giáo viên “thấp thỏm” chờ được tăng lương 

Tốt nghiệp ngành sư phạm mầm non, ngay khi mới ra trường, cô Quách Thị Mai Loan (xã Minh Bảo,Yên Bái) về công tác tại một trường trên địa bàn xã. Gắn bó với nghề nuôi dạy trẻ, cô tủi thân khi được hỏi về mức lương hàng tháng. 

“Mức lương hiện tại của tôi khi làm giáo viên mầm non là 4.500.000 đồng/ tháng. Với mức lương hiện tại chỉ đủ chi tiêu, mua các đồ thiết yếu cho bản thân. Đến giờ tiền ăn ở vẫn phải phụ thuộc vào phụ cấp hàng tháng của bố mẹ. 

So với các ngành nghề khác, hiện nay mức lương của giáo viên mầm non vẫn nằm trong top thấp, chưa kể đến thời gian làm việc nhiều (11-12h/ngày), tôi chỉ mong rằng trong thời gian tới lương giáo viên sẽ được cải thiện, nâng bậc, hệ số lương, tăng các mức phụ cấp và ưu đãi”, cô Loan nói. 

Theo quy định, lương giáo viên được tính theo công thức: Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng + Mức phụ cấp thâm niên được hưởng - Mức đóng Bảo hiểm xã hội. 

anh-1.jpeg
Bảng lương giáo viên mầm non. (Ảnh Internet)

Tương tự, cô Trần Hồng Hạnh, giáo viên trường THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Cả xã hội đều nói là lương của giáo viên rất thấp. Lương của tôi tính từ thời điểm năm 2005 đến nay chỉ 7.900.000 đồng/tháng. Như vậy, chỉ đủ chi phí sinh hoạt, không đủ tiền học phí cho con cái”.

Với thâm niên 17 năm trong nghề, đã có những lúc cô Hạnh từng muốn nghỉ việc. Cô chia sẻ, ban đầu cô đến với nghề bằng đam mê tuổi trẻ, nhưng khi đam mê không thể nuôi sống được chính bản thân. 

“Tôi nghĩ việc tăng lương là của Nhà nước nên phải làm để đảm bảo cuộc sống của giáo viên. Nếu không đủ điều kiện trang trải cuộc sống, mọi người bắt buộc phải kiếm thêm thu nhập. Như vậy, giáo viên sẽ không có thời gian để đầu tư vào chuyên môn, chất lượng đào tạo sẽ đi xuống”, cô Hạnh chia sẻ.

Hiện tượng bất thường trong ngành Giáo dục

Trước thực trạng nhiều giáo viên nghỉ việc, bỏ việc, chuyển việc ồ ạt. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu: “Đồng lương thấp, chênh lệch mức sống nhiều, nhất là ở khu công nghiệp khiến giáo viên không thể yên bình trong cái nghèo, rời bỏ nghề giáo”.

Đồng thời, Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn, Đảng, Nhà nước ưu tiên xem xét việc tăng lương, phụ cấp ưu đãi cho giáo viên, để những người thầy không còn phải tính toán chi ly, co kéo đồng lương eo hẹp cho hàng chục khoản chi mỗi tháng; toàn tâm toàn ý, yên tâm giảng dạy kiến thức cho học sinh.

anh-2-2.jpg
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. (Ảnh: Internet)

Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, năm học 2021-2022, cả nước có hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành. Trong đó, số giáo viên công lập nghỉ việc là hơn 10.000 người, số giáo viên ngoài công lập nghỉ việc gần 6.000 người.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Cường, cán bộ phòng Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái cho rằng: “Đối với giáo viên mầm non, phổ thông ở các vùng đặc biệt khó khăn thì được trợ cấp ưu đãi 70%, cộng thêm phụ cấp thu hút của địa phương hoặc làm việc tại các trường chuyên biệt (trường cho trẻ em cần chăm sóc đặc biệt) sau 5 năm công tác tiền lương có thể đạt 6 triệu đồng/tháng, nhưng số lượng không nhiều. Những giáo viên này phải làm việc trong môi trường đặc biệt khó khăn, mức lương đó chưa tương xứng công sức”

Ông Cường cho rằng, việc tăng lương và các chế độ ưu đãi cho giáo viên là rất cần thiết để duy trì mức sống hiện nay và cũng là giải pháp để giữ chân cán bộ giáo viên, hạn chế tình trạng giáo viên bỏ nghề như hiện nay dẫn đến sự thiếu hụt sâu về nhân lực dẫn đến vô vàn khó khăn cho ngành giáo dục.

Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Cường nhấn mạnh: “Để thu hút được người có chuyên môn, có năng lực tốt vào nghề cũng cần phải tính toán đến việc có những đãi ngộ nhất định đối với cán bộ giáo viên giỏi, giáo viên đang công tác tại các vùng đặc biệt khó khăn”. 

Bên cạnh đó, ông cũng bày tỏ mong muốn nhà nước sớm thực hiện việc chi trả chế độ tiền lương theo vị trí việc làm (tại Nghị quyết số 27-NQ/TW) để cán bộ, công chức, viên chức có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống và cống hiến hết mình cho xã hội.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN