Bộ ảnh tố cáo “Ma Men” đậm chất nghệ thuật của dự án Rượu Mượ
(Sóng trẻ) - Với chúng ta giờ đây, rượu không chỉ đơn giản là một thức uống trong suốt có cồn nữa. Rượu – cái tên mà mỗi khi nhắc đến lại gợi lên trong tiềm thức mỗi người bao nhiêu hệ lụy đau buồn và tiêu cực. Đã từ bao giờ, rượu trở thành một thứ gì đó xấu xa đến thế, từ bao giờ nó trở thành nguồn cơn cho mọi tấn bi kịch. Tôi và bạn, chúng ta đều không biết! Nhưng chúng ta đều hiểu sự thay đổi là rất khó.
Mới đây, nhóm sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã sản xuất một bộ ảnh nghệ thuật trong khuôn khổ của chiến dịch Rượu Mượn nhằm nâng cao nhận thức và hành vi sử dụng rượu tại Việt Nam. Bộ ảnh đã tái hiện lại câu chuyện bi thương về những năm tháng sống trong cảnh bạo lực gia đình của một cô gái.
Lấy gam màu chủ đạo là những mảng màu tối và u ám, từng bức ảnh đều đem đến cho người xem một cảm giác sợ hãi và đau đớn. Những vết rạch, những vết cứa hay những vết bầm tím ấy hiện lên như một cơn ác mộng. Và cô gái đó đã phải chịu cơn ác mộng kia hàng ngày, hàng giờ trong 5 năm trời từ người bố của mình.
Mẹ ốm liệt giường không có dấu hiệu khá hơn theo thời gian, bố vì nghèo khó, túng quẫn mà tìm đến rượu, hoàn cảnh gia đình đến đây đã quá bi kịch cho một con người rồi. Vậy mà, vì rượu say đến mức ý thức, con người ấy còn bị bố đánh đập, hành hạ đến mức chết đi sống lại. Bố cô chỉ tỉnh chỉ nhận thức được sau khi đã hết cơn say, nhưng tỉnh rồi lại uống, vậy là ngày tháng yên bình của cô chỉ còn tình bằng phút.
Câu chuyện đầy thương tâm của Rượu Mượn được ẩn giấu đằng sau bộ ảnh đã phần nào nói lên được góc khuất trong thực trạng xã hội hiện nay. Tại sao cứ phải là rượu…! Có lẽ nhiều người muốn đặt ra câu hỏi ấy nhưng câu trả lời chắc chỉ còn trong vô vọng. Người ta tìm đến rượu khi buồn chán, khi đau đớn, khi tuyệt vọng và cả khi hạnh phúc. Rượu cứ thế đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người.
Vậy nhưng, bất kỳ điều gì cũng nên có điểm dừng, uống rượu cũng thế. Rượu chỉ là công cụ phục vụ cho cuộc sống của chúng ta, khi buồn muốn quên, khi vui muốn mừng nhưng đừng để bạn trở thành nô lệ của rượu. Rượu không xấu...có chăng chỉ xấu vì cách bạn sử dụng nó để làm tổn thương người khác hay thậm chí tổn thương chính bản thân mình.
“Mượn vừa đủ, làm chủ bản thân” – hãy lưu giữ thông điệp ấy và để nó đi vào tiềm thức của bạn. Vì một cuộc sống có ý nghĩa, hãy nói không với việc lạm dụng rượu bia.