Chàng trai của cộng đồng nhờ “sen” lan tỏa lối sống xanh

(Sóng trẻ) - Được biết đến là người sáng lập của nhiều dự án vì cộng đồng, Hoàng Quý Bình (1995, Hải Dương) thực hiện hoá khát vọng lan tỏa lối sống xanh với dự án Green Life cùng chuỗi hoạt động vì môi trường thu hút nhiều bạn trẻ. 

Nhờ “sen” lan tỏa lối sống xanh.

Cứ mỗi Chủ nhật, người ta lại thấy một góc “xanh” náo nhiệt trong các trung tâm thương mại sầm uất. Góc “xanh” đó đến từ màu xanh thương hiệu của tổ chức Green Life, và cũng chính là sắc xanh từ những cây sen đá nhỏ. Những cây sen đá đó chính là phần quà cho hành động thu gom rác của người dân. “Đổi chai nhựa, lấy sen đá” chỉ là một trong chuỗi các hoạt động vì môi trường của tổ chức Green Life do anh Hoàng Quý Bình - chàng cựu sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội thành lập.

Hoạt động “Đổi chai nhựa, lấy sen đá” do Green Life tổ chức thường niên tại các Trung tâm thương mại lớn.(Ảnh: Green Life)
Hoạt động “Đổi chai nhựa, lấy sen đá” do Green Life tổ chức thường niên tại các Trung tâm thương mại lớn.(Ảnh: Green Life)

Là người quan tâm đến các hoạt động cộng đồng từ những năm đầu trên giảng đường Đại học, cậu sinh viên Quý Bình bắt đầu hoạt động vì cộng đồng với những dự án giáo dục. Nhận thấy rằng vấn đề môi trường vẫn luôn là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội, các dự án về môi trường tuy sớm xuất hiện nhưng chỉ hoạt động với quy mô là các hoạt động nhỏ lẻ, thường sớm nở chóng tàn. 

Với mong muốn xây dựng một dự án bền vững với chuỗi các hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức và hành vi của người dân về bảo vệ môi trường và phân loại rác thải bên cạnh các hoạt động chỉ thuần truyền thông thuần túy, cậu sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội đã bắt tay thực hiện hoá ý tưởng về dự án xanh mang tên Green Life với hoạt động đổi giấy lấy cây và đổi rác lấy cây làm chuỗi hoạt động tiền đề.

“Ở ngay sự kiện đầu tiên Green Life tổ chức đã thu hút khoảng hơn 1000 người tham gia. Tại thời điểm đó, tổ chức mới chập chững ở những bước đầu, con số 1000 người khi ấy đã là rất lớn đối với quy mô của chúng mình. Từ đó mình cũng nhận ra được rằng người dân cũng rất quan tâm mong muốn được góp sức cho các hoạt động vì môi trường như vậy.

Thiếu kinh nghiệm trong tổ chức và nhân sự mỏng là điều không thể tránh khỏi trong những ngày đầu vận hành Green Life. Sau đó, chúng mình càng phải nỗ lực hơn rất nhiều ở những sự kiện sau, lấy những sai sót làm kinh nghiệm để hoàn thiện chuỗi các sự kiện thu hút đông đảo người tham gia như hiện tại.” - anh Bình chia sẻ về những ngày đầu vận hành Green Life.

Hoàng Quý Bình (1995, Hải Dương) là người sáng lập của tổ chức Green Life. (Ảnh: NVCC)
Hoàng Quý Bình (1995, Hải Dương) là người sáng lập của tổ chức Green Life. (Ảnh: NVCC)

Nổi bật với hoạt hoạt động “Đổi chai nhựa, lấy sen đá”, ít ai biết được rằng “Sen” mang một ý nghĩa rất đặc biệt đối với chàng Founder. 

“Trước hết, “Sen” là cái tên thân mật mà các thành viên trong tổ chức dùng để gọi mình. Thứ hai, sen đá là một cái loại cây mà mình rất là yêu thích bởi sức sống mãnh liệt của nó. Là cây một loài cây nhưng cũng chính là một bông hoa mang vẻ đẹp gai góc và mạnh mẽ. 

Một ý nghĩa nữa của sen đó chính là “con sen” - một người phục vụ. Bản thân mình luôn ý thức được rằng những việc mình đang làm luôn mang mục đích phục vụ cộng đồng. Vậy nên không chỉ Green Life mà các dự án khác của mình luôn hướng tới mục tiêu chung đó là phục vụ cộng đồng, mang lại những tác động tích cực nhất đến với xã hội.” - anh Bình chia sẻ.

Kiến tạo lối sống xanh 

Dưới góc nhìn là người sáng lập của nhiều hoạt động vì môi trường, anh Hoàng Quý Bình khẳng định rằng việc khuyến khích người dân phân loại rác tại nhà sẽ giúp cho quá trình xử lý rác thải trở nên hiệu quả hơn trong bức tranh tổng quan về môi trường. 

“Những năm gần đây, nhà nước đã và đang đẩy mạnh hoạt động của các nhà máy xử lý rác thải, biến rác thải thành nguyên liệu. Điều đó đồng nghĩa rằng Nhà nước đã đảm bảo được đầu ra đối với rác thải đã được phân loại. Việc người dân có ý thức thu gom và phân loại rác tại nhà sẽ làm giảm bớt đi gánh nặng về việc phân loại và xử lý rác thải của Nhà nước. Đó cũng là lý do của các tổ chức vì môi trường ra đời nhằm tăng cường nhận thức của người dân về việc phân loại rác tại nhà. 

Green Life đã và đang cố gắng đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức và xây dựng cho mọi người có hành vi phân loại rác tại nhà để giảm lượng rác thải ra, đồng thời tăng vòng đời đối với các vật phẩm có thể tái chế, tái sử dụng được. Bởi vì khi loại được rác vô cơ và rác hữu cơ thì việc tái chế mới thực sự hiệu quả. 

Bên cạnh kêu gọi người dân phân loại rác thì giảm rác là hoạt động mang lại hiệu quả rõ rệt đối với môi trường hơn là phân loại rác bởi vì khi giảm rác nghĩa là mình sẽ bớt đi phần việc phân loại rác. Và giảm rác thì giảm lượng thải bỏ ra bên ngoài. Bằng cách hạn chế sử dụng túi nilon hay chai nhựa một lần, đồ một lần, đi chợ mang túi của cá nhân hoặc là bình nước cá nhân, tiêu dùng có trách nhiệm hơn, người dân hoàn toàn có thể giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường.” - người sáng lập của Green Life nhận định.

Green Life với nỗ lực nâng cao nhận thức của người dân về việc thu gom và phân loại rác thải tại nhà
Green Life với nỗ lực nâng cao nhận thức của người dân về việc thu gom và phân loại rác thải tại nhà

Dễ dàng nhận thấy rằng việc xử lý rác thải từ xưa đến nay vốn là hoạt động tiêu tốn lượng lớn ngân sách nhà nước mỗi năm. Theo số liệu năm 2018, mỗi năm TPHCM chi tới 2.848 tỷ đồng cho xử lý rác. Trong đó có 700 tỷ đồng chi cho quét rác; 535 tỉ đồng để vận chuyển; 88 tỉ đồng để phân loại rác và khâu xử lý là hơn 1.507 tỉ đồng.

Năm 2016, tại Long An, tổng chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý trên 21,3 tỉ đồng, trong khi nguồn thu phí vệ sinh cả năm chỉ có 6,1 tỷ đồng. Khoản chi phí chênh lệch này, ngân sách phải cấp bù. 6 tháng đầu năm 2017, chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác ở TP. Tân An lên đến 13,33 tỷ đồng. Nguồn thu phí vệ sinh từ đầu năm 2017 đến hết tháng 7/2017 chỉ đạt 3 tỷ đồng.

Việc người dân tự thu và phân loại rác tại nhà sẽ làm giảm bớt đi gánh nặng về cả công sức lẫn chi phí của Nhà nước trong việc xử lý rác thải mỗi năm. Rác thải đã được phân loại sẽ giúp quá trình thu gom và vận chuyển dễ dàng hơn, giảm thiểu chi phí nhân công và nhiên liệu. Đồng thời, rác thải đã được phân loại có thể được tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý một cách hiệu quả hơn, giảm thiểu lượng rác thải phải chôn lấp hoặc đốt, từ đó giảm chi phí xử lý. Rác thải được tái chế còn trở thành nguồn nguyên liệu mới cho sản xuất, góp phần phát triển kinh tế.

Bước chân “xanh” 

Bên cạnh chuỗi các hoạt động thúc đẩy người dân thu gom và phân loại rác thải, Green Life còn đẩy mạnh cung cấp những sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu xanh, nguyên vật liệu tái chế. Nổi bật trong các sản phẩm đó là những đôi tất được tái chế từ nhựa cũ. 

Sản phẩm Tất tái chế từ nhựa cũ của Green Life. (Ảnh: Green Life)
Sản phẩm Tất tái chế từ nhựa cũ của Green Life. (Ảnh: Green Life)

Mục đích của việc sản xuất ra những sản phẩm làm từ nguyên vật liệu tái chế của chàng trai trẻ, đó là giúp cho người dân nhận ra rằng chính hoạt động thu gom và phân loại rác sẽ góp phần tạo ra nguồn tài nguyên mới, tăng vòng đời sử dụng của những vật liệu khó phân huỷ. 

Chia sẻ về quá trình lên ý tưởng và thực hiện hoá dòng sản phẩm tất tái chế từ nhựa cũ, anh Bình cho biết quá trình đó không gặp quá nhiều khó khăn: “Khi tìm hiểu về kỹ thuật, mình thấy cũng không thực sự quá khó. Chai nhựa và rác thải nhựa khi đã thu gom sẽ được xử lý tại nhà máy. Rác thải nhựa sẽ được cắt ra, vệ sinh và qua một vài bước xử lý sẽ trở thành các hạt nhựa.

Hạt nhựa cũng không còn là nguồn nguyên liệu xa lạ đối với nhiều ngành công nghiệp. Hạt nhựa khi kéo sợi thì sẽ tạo thành sợi bông polyester. Từ đó, việc biến một chai nhựa cứng trở thành một đôi tất mềm mại là điều hoàn toàn có thể làm được.”

Những đôi tất tái chế từ chai nhựa cũng chính là cách mà anh Hoàng Quý Bình thực hiện hoá hành trình bền vững với những “bước chân xanh”. 

Trong thời gian tới, Green Life sẽ nỗ lực hoàn thiện và phát triển các hoạt động một cách hiệu quả và mang lại nhiều cái tác động tích cực hơn cho trong cộng đồng. Đồng thời, dự án cũng cố gắng lan tỏa cách thức hoạt động tới với nhiều trường học, đến với nhiều địa phương tạo động lực để người dân địa phương tự tổ chức các hoạt động môi trường. Bên cạnh đó, Green Life đẩy mạnh kết nối với nhiều các nhà máy tái chế, cho ra nhiều dòng sản phẩm có tính ứng dụng cao tới khách hàng, tạo động lực để các doanh nghiệp tái chế hoạt động và phát triển bền vững.

Dự đoán xu hướng trong tương lai, người tiêu dùng sẽ chủ động tìm kiếm và lựa chọn các sản phẩm làm từ vật liệu tái chế, có thể tái sử dụng hoặc có bao bì thân thiện môi trường. Các sản phẩm dùng một lần như túi nilon, ống hút nhựa, hộp xốp... sẽ dần được thay thế bằng các sản phẩm bền vững hơn như túi vải, ống hút tre, hộp đựng thực phẩm từ bã mía… Người dân sẽ giảm thiểu tối đa việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần, thay vào đó sử dụng các sản phẩm thay thế từ vật liệu tự nhiên, có khả năng phân hủy sinh học. Ý thức phân loại rác thải nhựa để tái chế sẽ được nâng cao. 

Ngoài ra, để người dân có thể hình thành thói quen sử dụng các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, Việt Nam đã và đang đầu tư phát triển các công nghệ như: công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon để giảm thiểu lượng khí thải CO2 từ các ngành công nghiệp, công nghệ sản xuất tiên tiến, sử dụng nguyên liệu thân thiện môi trường và giảm thiểu phát thải trong quá trình sản xuất. Đồng thời, sản xuất các sản phẩm có tính năng tiết kiệm năng lượng, sử dụng vật liệu tái chế và có khả năng phân hủy sinh học. Cùng với đó, Việt Nam tiếp tục học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác trong việc triển khai các giải pháp Net Zero, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế để chuyển giao công nghệ sản xuất xanh và thân thiện môi trường, thu hút đầu tư nước ngoài vào các dự án phát triển năng lượng tái tạo và công nghệ xanh.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN