Tường thuật cầu truyền hình về Tăng trưởng xanh: Việt Nam với chiến lược kì vọng dài hạ
(Sóng Trẻ) - Một buổi hội thảo trực tuyến qua mạng với sự tham gia của các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Papua New Guinea và Việt Nam đã diễn ra vào sáng ngày 31/10 nhằm đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược cùng những nhận định, cam kết của mỗi quốc gia trong quá trình thúc đẩy sự tăng trưởng xanh tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Hội thảo kéo dài từ 9h30p sáng đến 11h30p trưa (theo giờ Việt Nam) với một trong sáu đầu cầu đặt tại Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam (VDIC) – Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (số 63 Lý Thái Tổ, Hà Nội).
9:40: Hội thảo đă mở đầu bằng bài trình bày của Ông Myung Kyoon Lee – Giám đốc Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) của Hàn Quốc. Trong bài phát biểu của mình, ông Kyoon Lee đã chỉ ra được tầm quan trọng của việc thúc đẩy Tăng trưởng xanh toàn cầu cùng những dự án chiến lược của GGGI trong thời gian tới. Phía Hàn Quốc nêu lên rằng, để đảm bảo được sự phát triển bền vững, nài một số biện pháp cơ bản như sử dụng năng lượng tái tạo, giảm lượng phát thải, còn cần có sự kết hợp giữa khu vực công và khu vực tư tại mỗi quốc gia.
Đồng thời, ông cũng cho biết mục tiêu của Hàn Quốc là sẽ trở thành quốc gia đứng thứ 7 thế giới vào năm 2020 và thứ 5 thế giới năm 2050 về Năng lượng xanh.
10:15: sau khi kết thúc bài phát biểu của mình, ông Lee tiếp nhận khá nhiều câu hỏi của thành viên các nước tham gia. Trước câu hỏi từ đầu cầu Papua New Guinea về việc chuyển giao kĩ thuật năng lượng xanh, phía Hàn Quốc đã có lời chia sẻ mong muốn được triển khai nhanh chóng các dự án đầu tư tái tạo, sử dụng năng lượng xanh tại đất nước này và hy vọng sẽ có sự hợp tác tốt nhất giữa GGGI với đại diện bên đó.
10:35: Tiếp sau phần trinh bày và trả lời câu hỏi từ phía Hàn Quốc là phần diễn trình của đại diện Trung tâm Học tập Phát triển Tokyo, Nhật Bản – ông Tomoyuki Naito. Trong phần này, ông Naito đã chỉ ra những nhiệm vụ cần thiết hiện nay mà phía Nhật Bản đang đặt ra, đó là phục hồi lại sau trận động đất phía đông Nhật Bản, dẫn đầu nền kinh tế xanh của thể giới và khuyến khích hoạt động hợp tác trong nước thông qua tăng trưởng xanh.
Để đạt được mục tiêu về tăng trưởng xanh, Nhật Bản đưa ra 5 động lực tăng trưởng, gồm có: đổi mới về năng lượng tái tạo và công nghệ liên quan đến nước, cải thiện từ các khu vực xã hội, đổi mới từ các hộ gia đình, sự tham gia về công nghệ xanh của Nhật bản trong thị trường thế giới và thiết lập các quỹ hỗ trợ tăng trưởng xanh.
11:00: Cuối cùng là phần trình bày của đại diện phía VDIC Hà Nội, Tiến sĩ Phạm Hoàng Mai – Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong bài thuyết trình “Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh của Việt Nam” của mình, Tiến sĩ đã cho biết mục tiêu chung của Việt Nam là “tiến tới nên kinh tế các bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững, giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính”.
́p phần vào chương trình Tăng trưởng xanh toàn cầu lần này, phía Việt Nam cũng đặt ra những nhiệm vụ chiến lược tương đối lớn và kéo dài tối thiểu tới năm 2050. Trong đó, Việt Nam cam kết giảm cường độ phát thải khí nhà kính 1,5 – 2% mỗi năm và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; xanh hóa sản xuất; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
Trả lời một số câu hỏi từ phía các đầu cầu còn lại, ông Phạm Hoàng Mai cho rằng một trong những khó khăn lớn nhất của chiến lược này đó là xác định chỉ tiêu giảm phát thải theo từng giai đoạn cũng như theo đuổi các mục tiêu đã đặt ra. Bên cạnh đó, vấn đề cấp bách nhất hiện nay Việt Nam chưa đạt được đó là sự phối kết hợp, điều phối giữa các ban ngành khác nhau.
Tuy nhiên, câu hỏi từ phía Hàn Quốc đặt ra về việc Việt Nam thực hiện cùng một lúc hai dự án “Ứng phó với Biến đổi khí hậu” và “Tăng trưởng xanh” như thế nào thì chưa được Tiến sĩ giải đáp rõ ràng.
Hội thảo qua cầu truyền hình với chủ đề Tăng Trưởng Xanh nằm trong Chuỗi hội thảo nghiên cứu phát triển của Trường Quản lý và Chính sách công, Viện Phát triển Hàn Quốc KDIS phối hợp với Ngân hàng Thế giới cùng các đối tác của Mạng đào tạo Phát triển toàn cầu. Bên cạnh đầu cầu tại Hà Nội, các đầu cầu còn lại được đặt tại Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) tại Hàn Quốc, Trung tâm Học tập Phát triển Tokyo tại Nhật Bản, Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Papua New Guinea, Tổ chức giáo dục và đào tạo tài chính (FETA) của Indonesia và Trung tâm Đào tạo Phát triển TP HCM, Việt Nam
Hội thảo kéo dài từ 9h30p sáng đến 11h30p trưa (theo giờ Việt Nam) với một trong sáu đầu cầu đặt tại Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam (VDIC) – Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (số 63 Lý Thái Tổ, Hà Nội).
Cầu truyền hình về Tăng trưởng xanh tại Hà Nội.
9:40: Hội thảo đă mở đầu bằng bài trình bày của Ông Myung Kyoon Lee – Giám đốc Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) của Hàn Quốc. Trong bài phát biểu của mình, ông Kyoon Lee đã chỉ ra được tầm quan trọng của việc thúc đẩy Tăng trưởng xanh toàn cầu cùng những dự án chiến lược của GGGI trong thời gian tới. Phía Hàn Quốc nêu lên rằng, để đảm bảo được sự phát triển bền vững, nài một số biện pháp cơ bản như sử dụng năng lượng tái tạo, giảm lượng phát thải, còn cần có sự kết hợp giữa khu vực công và khu vực tư tại mỗi quốc gia.
Đồng thời, ông cũng cho biết mục tiêu của Hàn Quốc là sẽ trở thành quốc gia đứng thứ 7 thế giới vào năm 2020 và thứ 5 thế giới năm 2050 về Năng lượng xanh.
10:15: sau khi kết thúc bài phát biểu của mình, ông Lee tiếp nhận khá nhiều câu hỏi của thành viên các nước tham gia. Trước câu hỏi từ đầu cầu Papua New Guinea về việc chuyển giao kĩ thuật năng lượng xanh, phía Hàn Quốc đã có lời chia sẻ mong muốn được triển khai nhanh chóng các dự án đầu tư tái tạo, sử dụng năng lượng xanh tại đất nước này và hy vọng sẽ có sự hợp tác tốt nhất giữa GGGI với đại diện bên đó.
Hội thảo có sự tham gia của các bên đại diện cùng các nhà nghiên cứu, quản lý về kinh tế, xã hội và môi trường.
10:35: Tiếp sau phần trinh bày và trả lời câu hỏi từ phía Hàn Quốc là phần diễn trình của đại diện Trung tâm Học tập Phát triển Tokyo, Nhật Bản – ông Tomoyuki Naito. Trong phần này, ông Naito đã chỉ ra những nhiệm vụ cần thiết hiện nay mà phía Nhật Bản đang đặt ra, đó là phục hồi lại sau trận động đất phía đông Nhật Bản, dẫn đầu nền kinh tế xanh của thể giới và khuyến khích hoạt động hợp tác trong nước thông qua tăng trưởng xanh.
Để đạt được mục tiêu về tăng trưởng xanh, Nhật Bản đưa ra 5 động lực tăng trưởng, gồm có: đổi mới về năng lượng tái tạo và công nghệ liên quan đến nước, cải thiện từ các khu vực xã hội, đổi mới từ các hộ gia đình, sự tham gia về công nghệ xanh của Nhật bản trong thị trường thế giới và thiết lập các quỹ hỗ trợ tăng trưởng xanh.
11:00: Cuối cùng là phần trình bày của đại diện phía VDIC Hà Nội, Tiến sĩ Phạm Hoàng Mai – Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong bài thuyết trình “Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh của Việt Nam” của mình, Tiến sĩ đã cho biết mục tiêu chung của Việt Nam là “tiến tới nên kinh tế các bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững, giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính”.
́p phần vào chương trình Tăng trưởng xanh toàn cầu lần này, phía Việt Nam cũng đặt ra những nhiệm vụ chiến lược tương đối lớn và kéo dài tối thiểu tới năm 2050. Trong đó, Việt Nam cam kết giảm cường độ phát thải khí nhà kính 1,5 – 2% mỗi năm và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; xanh hóa sản xuất; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
Tiến sĩ Phạm Hoàng Mai đại diện đầu cầu Hà Nội chia sẻ mục tiêu chiến lược của Việt Nam về Tăng trưởng xanh.
Trả lời một số câu hỏi từ phía các đầu cầu còn lại, ông Phạm Hoàng Mai cho rằng một trong những khó khăn lớn nhất của chiến lược này đó là xác định chỉ tiêu giảm phát thải theo từng giai đoạn cũng như theo đuổi các mục tiêu đã đặt ra. Bên cạnh đó, vấn đề cấp bách nhất hiện nay Việt Nam chưa đạt được đó là sự phối kết hợp, điều phối giữa các ban ngành khác nhau.
Tuy nhiên, câu hỏi từ phía Hàn Quốc đặt ra về việc Việt Nam thực hiện cùng một lúc hai dự án “Ứng phó với Biến đổi khí hậu” và “Tăng trưởng xanh” như thế nào thì chưa được Tiến sĩ giải đáp rõ ràng.
Hội thảo qua cầu truyền hình với chủ đề Tăng Trưởng Xanh nằm trong Chuỗi hội thảo nghiên cứu phát triển của Trường Quản lý và Chính sách công, Viện Phát triển Hàn Quốc KDIS phối hợp với Ngân hàng Thế giới cùng các đối tác của Mạng đào tạo Phát triển toàn cầu. Bên cạnh đầu cầu tại Hà Nội, các đầu cầu còn lại được đặt tại Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) tại Hàn Quốc, Trung tâm Học tập Phát triển Tokyo tại Nhật Bản, Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Papua New Guinea, Tổ chức giáo dục và đào tạo tài chính (FETA) của Indonesia và Trung tâm Đào tạo Phát triển TP HCM, Việt Nam
Thùy Dung
Báo mạng K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Báo mạng K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cùng chuyên mục
Bình luận