Chập chờn kiếp người nổi trôi nơi xóm phao Long Biê

(Sóng trẻ) - Cách trung tâm Hà Nội chừng 2 km có một thế giới mà người dân phải sống trên những chiếc phao làm bằng thùng phuy tạm bợ, nổi trôi không hộ khẩu, không đèn điện, nước máy.

Thật khó để tin rằng, giữa phố xá ồn ào lại có những phận đời lặng lẽ sinh tồn như thế! Theo con nước, họ trôi dạt về đây. Cuộc sống cứ lênh đênh, lạc lõng trong một thế giới khác biệt từ thế hệ này sang thế hệ khác.

ae2d0a3fe_anh_1.jpg

Nói là khác biệt bởi lẽ, muốn bước chân vào Xóm Phao, phải đi xuống dưới chân cầu Long Biên, qua một con đường nằn nghèo, lầy lội, nằm lọt thỏm giữa rừng chuối xanh mướt. Cuộc sống nơi đây nghèo buồn, khác hẳn với sự hào nhoáng, ồn ã bên kia đầu cầu.

ae2d0a3fe_anh_2.jpg

Cả xóm chỉ vỏn vẹn 27 hộ dân, qua bao năm không thêm không bớt. Trai gái gặp gỡ rồi thành vợ, thành chồng không hôn thú. Bởi vậy, con cái sinh ra cũng không có giấy khai sinh. Cuộc sống bấp bênh theo con nước, nên những đứa trẻ vừa lên năm, lên bảy đã phải theo cha mẹ đi bới rác. Chúng cũng được đi học, nhưng cái học chỉ để “xóa nạn mù chữ”, rồi vì miếng ăn cũng phải mưu sinh kiếm tiền.

ae2d0a3fe_anh_3.jpg

Ở cái nơi hẻo lánh này, không ai có nghề nghiệp gì cụ thể. Kế sinh nhai khi nhặt giấy, lúc bới rác, sang thì bán nước dưới chân cầu,…cũng chỉ đủ bữa no, bữa đói. 

ae2d0a3fe_anh_4.jpg

Với người dân xóm Phao, mái nhà trên bờ là cái gì đó xa xôi, mà có lẽ cả đời này họ không thể chạm tới được. Không có giấy tờ tùy thân, không thể thuê đất dựng nhà, họ chỉ còn cách dựng nhà nổi trên sông để ở: “Rời thuyền thì biết sống ở đâu? Cái nghèo nó truyền kiếp theo chúng tôi như vậy, nên cứ an phận mà sống” – Ông Được, người “khai sinh” ra xóm nổi này cho hay.

fec865aa2_anh_5.jpg

Những căn nhà nhếch nhác, từ xa nhìn thật xiêu vẹo, chông chênh mỗi khi sóng vỗ. Muốn bước vào “nhà” phải đi qua cây cầu tạm bợ được ghép từ hai mảnh ván cốt. Mỗi hộ đều có một chiếc bình ắc quy nhỏ chỉ để dùng trong trường hợp cần thiết. “Ắc quy hết điện phải lặn lội cả chục cây số mang đi nạp với giá 25.000 đồng/bình” – Bà Thủy, một hộ dân tại đây cho hay. 

fec865aa2_anh_6.jpg

Cuộc sống của người dân xóm Phao cứ chậm chạp diễn ra giữa bóng tối bao trùm. Ánh sáng, có chăng cũng chỉ là những tia sáng leo lét phản chiếu từ những ánh đèn cao áp nơi cầu Long Biên.

Thúy Nga - Thủy Tiên

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN