“Chê nước nhà bẩn, khen nước nài sách”, trước hết cần xem lại mình
(Sóng trẻ) - Câu nói “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” có lẽ không còn đúng với một số thanh niên ưa “chém gió vỉa hè bàn chuyện quốc tế hiện nay”
Một số thanh niên hiện nay khi trà đá chém gió vỉa hè hay khi đóng vai “anh hùng bàn phím” thường đề cập đến những câu chuyện vĩ mô, mang tầm quốc tế như: vệ sinh một trường, biến đổi khí hậu,… Đó là những vấn đề tốt nhẽ ra nên được phát huy chỉ tiếc một số thanh niên lại chưa làm được cái điều mình nói, thậm chí còn chưa hiểu điều mình nói.
Không ít bạn trẻ vô tư xả rác ra đường (Ảnh: Internet)
Cư dân mạng hẳn không xa lạ với những “comment” kiểu như “Singapore đẹp thế, sạch thế… Việt Nam mình thì bao giờ bằng vì ý thức vệ sinh môi trường kém”,...” Thế nhưng, chẳng ai xa lạ mà chính những thanh niên đó lại là một trong số những người góp phần cho Việt Nam bẩn hơn. Trà xanh chém gió vỉa hè thì vứt luôn rác gồm trai, lọ, vỏ hạt hướng dương xuống ngay lòng được. Một số bạn trẻ có thói quen vừa đi vừa ăn, vừa ăn vừa vứt túi nilong, vỏ đồ ăn theo từng bước chân. Tối về, trên các diễn đàn mạng xã hội các thanh niên này lại tiếp tục ca cẩm bài ca sạch bẩn, bẩn sạch.
Mới đây, hình ảnh một vài người Nhật nhặt rác xung quanh Hồ Gươm và không ngừng nói “Tôi yêu Hà Nội” gây xúc động cho nhiều người. Những người bạn Nhật họ không cần nói nhiều, họ cũng chẳng lên mạng chê Việt Nam bẩn hay khen nước nào sạch, họ yêu Thủ đô Việt Nam và họ hành động bằng cách nhặt rác để nơi họ thích trở nên sạch đẹp. Họ là những anh hùng thật chứ chẳng phải anh hùng bàn phím.
Bảo vệ môi trường cần hành động thiết thực (Ánh: Internet)
Tuyên truyền về bảo vệ môi trường hãy giữ gìn vệ sinh công cộng phải bằng những hành động thiết thực chứ không thể chỉ nói suông theo kiểu “sao bạn lại không làm như thế nhỉ”, “sao đất nước mình lại như thế nhỉ”,… mà quên mất rằng mình cũng là một thành viên của đất nước đó.
Câu nói “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, vốn có một ý nghĩa khác nhưng trong phạm vi bài viết này cũng có thể hiểu dù sạch, dù bẩn thì đó vẫn là nước mình, là nơi chôn nhau cắt rốn của những người dân Việt. Và vấn đề đặt ra không bao giờ là câu chuyện khen chê mà là câu chuyện tinh thần trách nhiệm. Muốn nước mình sạch thì phải hành động.
Lê Quang Đức
Báo mạng điện tử K32
Cùng chuyên mục
Bình luận