Chia sẻ tiếng đà


(Sóng trẻ) - Một cô giáo dạy toán nhưng có niềm đam mê đến kì lạ với tiếng đàn Hạ Uy Cầm, đã dành trọn cuộc đời mình cho tiếng đàn đó.
Chúng tôi đã có buổi nói chuyện thú vị với con người đặc biệt đó - nhà giáo Bùi Bạch Liên.

Thưa bác, cơ duyên nào đưa bác đến với tiếng đàn ghi ta Hawail ?

Từ bé tôi đã yêu thích âm nhạc. Bố mẹ hướng cho tôi học piano vì thời đó chuộng piano lắm. Tới năm 18, khi đang là nữ sinh của trường cấp ba Trưng Vương, có lần đi học về tôi đi ngang qua Cửa Nam thì nghe thấy một tiếng đàn lạ lắm. Nó âm vang và du dương hơn những tiếng đàn mà tôi đã từng nghe. Lân la dò hỏi, tôi mới biết tiếng đàn phát ra từ nhà nhạc sĩ Hoàng Vân và âm thanh đó là của cây đàn ghita Hawail hay ta gọi là Hạ Uy Cầm. Thế là từ lúc đó tôi mê tiếng đàn Hạ Uy Cầm và quyết tâm học bằng được.
Vậy khi nào mơ ước của bác được thỏa nguyện?

Lúc đầu bố mẹ tôi cấm ghê lắm vì không muốn con gái theo nghiệp “xướng ca vô loài”, nếu có học chỉ được học piano thôi. Nhưng vì quá mê Hạ Uy Cầm nên tôi đã tích cóp tiền mua một cây đàn gửi ở nhà cô bạn thân rồi trốn đi học ở nhà nhạc sĩ Đoàn Chuẩn (lúc ấy là một trong hai người chơi ghita Hawail hay nhất nước ta - pv).

Tới năm 21 tuổi, khi đã là giáo viên, tôi  vẫn trốn bố mẹ đi học. Sẵn có niềm đam mê lại có tố chất nên tôi rất hay được nhạc sĩ Đoàn Chuẩn chọn đi “trả bài” ở các hội diễn. Nhân có một dịp trường tôi tổ chức văn nghệ, tôi đã mạnh dạn mời bố mẹ đến xem. Thấy con gái mình độc tấu Hạ Uy Cầm trên sân khấu và nhận được những tràng pháo tay nồng nhiệt của khán giả, bố mẹ tôi không khỏi ngỡ ngàng, khi đó các cụ mới cho phép tôi chơi loại đàn này.
23209f70f_avatar.jpg
Nhà giáo Bùi Bạch Liên chơi nhạc giữa đời thường
Tại sao gia đình bác lại ngăn cấm đến vậy?

Khi tôi biết đến Hạ Uy Cầm là khoảng những năm 60. Lúc đó, Hạ Uy Cầm bị liệt vào danh sách nhạc cụ tư sản vì tính trữ tình, thiếu tinh thần cách mạng. Nại tôi còn bắt đốt hết sách vở liên quan đến nó. Tôi giấu được một tập nhạc vào dưới gậm giường nên còn giữ được tới giờ.

Bác đã thỏa niềm đam mê của mình như thế nào?

Nhà giáo Bùi Bạch Liên: Chồng tôi (nhà văn, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Quang Sơn) rất khuyến khích tôi chơi nhạc. Tôi đã thành lập câu lạc bộ ghita Hawail đầu tiên vào năm 1992, lúc đó chỉ có 6 người nhưng rồi bị tan rã. Năm 1997, khi tôi về hưu tôi lại lập tiếp câu lạc bộ tại nhà riêng số 125 – đường Giải Phóng. Nhưng cũng thật không may mắn, tôi bị tai nạn suýt mất mạng nên CLB cũng sụp đổ.

Bây giờ, CLB “Đêm Hawail –Hà Nội” của tôi đặt tại số 2 – ngõ 3 – đường Phan Văn Trường có 10 thành viên. Ngày trước nhạc sĩ Hoàng Giác ở tuổi 80 vẫn còn đến tham gia, nài ra còn có các ca sĩ như Mai Hoa, Đức Long cũng tới thưởng thức. Những năm trở lại đây, thi thoảng tôi lại được mời đi lưu diễn ở Đan Mạch, ở Mĩ.
232045524_40168256_160049sm.jpg
Hạ Uy Cầm Cổ
Gần 50 năm gắn bó, bác có mong muốn điều gì cho cây đàn ghita Hawail không ạ?

Ghita Hawail rất khó chơi. Nó không có phím, cao độ do tay ta cầm thanh sắt, thanh đồng chặn mà nên. Chơi nhạc hoàn toàn dựa vào trí nhớ. Tôi chỉ mong mình có thể truyền dạy lại cho nhiều người trẻ về kĩ thuật chơi đàn hiếm hoi còn lại của thầy tôi – cố nhạc sĩ Đoàn Chuẩn để tiếng đàn không bị thất truyền.

Gần 50 năm chơi loại đàn này nhưng tôi vẫn không dám nhận cái danh hiệu “nghệ sĩ” mà mọi người vẫn gọi đâu. Tôi chỉ nghĩ rằng tôi có duyên để cả đời thích thú, mê đắm tiếng đàn. Với tôi, Hạ Uy Cầm như là đặc sản, mà đã là đặc sản thì tôi muốn sẻ chia.

Cám ơn bác về buổi nói chuyện thú vị này!

Bế Thùy
Truyền hình K.29A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN