Cô dâu trong lễ cưới của người Mường xưa

(Sóng trẻ) - Dù rất gần với người Kinh nhưng người Mường cũng mang trong mình một nền văn hóa riêng biệt. Vậy nên tuy tục cưới xin của người Mường xưa nói chung và cô dâu Mường trên đất Hòa Bình nói riêng, gần giống như người Kinh nhưng ta vẫn có thể phân biệt một cách dễ dàng.

Ngày cưới của người Mường do bố thầy - tức là ông thầy trong họ hoặc trong làng biết xem ngày lựa chọn. Cô dâu xưa trong tiếng Mường ở Hòa Bình gọi là “Du”. Trước khi về nhà chồng, cô dâu phải làm lễ gia tiên, cúi lạy bố mẹ đẻ (3 lạy). Của hồi môn của cô dâu là hòm đựng đồ đạc, chăn, gối, màn, chiếu; các đồ dùng gia đình và lao động sản xuất như dao, liềm, hái… Những gia đình khá giả có thể cho con cái họ đồ trang sức, bạc trâu, ruộng…

380474f25_muong_1.jpg
Cô gái trong trang phục người Mường

Trang phục cô dâu là trang phục truyền thống của người Mường: váy, áo cóm, yếm, thắt lưng, xà tích, khăn váng đội đầu và đội nón. Tất cả phải là đồ còn mới. Ngày xưa, người Mường có nghề truyền thống trồng bông, nuôi tằm, dệt vải nên họ có thể lấy vải đó để may váy áo mặc cũng như may đồ cưới. Tuy nhiên, người Mường xưa có mối giao lưu buôn bán với người Kinh, nên cũng có thể mua vải vóc của người Kinh để may váy áo mặc. Do đó, cô dâu có thể tự may cho mình trang phục cưới hoặc cũng có thể mua.
  
Gia đình người Mường xưa là gia đình phụ quyền, chú rể không phải sắm đồ cưới. Vậy nên, khi về nhà chồng cô dâu phải mang theo lễ vật chủ yếu là chăn, chiếu, quần áo cho bố mẹ và ông bà của chồng. Tùy theo điều kiện nhà gái mà lễ vật có thể nhiều hoặc ít, nhưng thông thường bố mẹ chồng được biếu một đôi chăn phà (chăn thổ cẩm) do cô dâu hoặc người nhà cô dâu dệt (cũng có thể là mua), một đôi chiếu, một đôi gối và mỗi người một bộ quần áo. Đặc biệt, cô dâu phải chuẩn bị rất nhiều gối để tặng gia đình, họ hàng nhà chồng. Những chiếc gối này được cô dâu và những người phụ nữ khéo tay trong gia đình, dòng họ làm giúp. Gối được làm từ vải, nhồi bông hoặc rơm. Người Mường xưa đi bộ đón rước dâu, cô dâu cũng đi bộ và có hai phù dâu đi kèm.

380474f25_muong_2.jpg
Cô dâu Mường trong trang phục truyền thống

Mặc dù lễ cưới của người Mường xưa còn tồn tại nhiều hủ tục đặc biệt là tục thách cưới. Vậy nhưng, nó vẫn thể hiện được nét đẹp văn hóa của con người đất Mường nói riêng và của cô dâu Mường nói chung. Đó là sự hiếu thảo, mong muốn đền đáp công ơn  với đấng sinh thành, và ước mơ gia đình hòa thuận, yên ấm. Chị Nguyễn Quỳnh Nga (Phố Thái, Hòa Bình) chia sẻ: “Ngày nay, chỉ còn rất ít nơi, chủ yếu là vùng sâu, các cô dâu còn mặc đồ truyền thống, họ cũng không tự tay làm gối mà thường mua gối bán sẵn để tặng gia đình chồng. Điều này có làm vơi bớt phần nào ý nghĩa lễ vật trong đám cưới so với người Mường xưa. Tuy nhiên, hiện nay đã có một số vùng, người Mường muốn khôi phục lại văn hóa truyền thống qua một số lễ nghi, phong tục trong đó có khôi phục lại trang phục trong lễ hôi, đặc biệt là trong lễ cưới.

Theo sự phát triển của xã hội, những lễ nghi rườm rà, hủ tục lạc hậu dần biến mất nhưng con người vẫn ý thức giữ gìn cái đẹp trong truyền thống văn hóa riêng của dân tộc mình. Cô dâu Mường ngày nay, dù lộng lẫy trong váy cưới trắng nhưng vẫn giữ cho mình nết chăm chỉ, hiếu thảo, hết lòng vì gia đình như các cô dâu Mường xưa.

Ngọc Anh
Báo chí Đa phương tiện K33
Ảnh sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN