Cô giáo trẻ "đỡ đầu" cho nhiều giải vàng

(Sóng trẻ) - Với cô giáo Nguyễn Thị Hoàng Lan, 19 năm dạy học là 19 năm cô luôn cố gắng học hỏi và trau dồi kinh nghiệm để mỗi giờ lên lớp không chỉ là dạy kiến thức cho học sinh mà còn là thời gian chia sẻ những câu chuyện về cuộc sống.

Dạy tiếng Anh thông qua những chủ đề trong cuộc sống

db007d718_cohoanglan1490236445026.jpg
Cô giáo Nguyễn Thị Hoàng Lan – giáo viên Tiếng Anh trường THCS Chu Văn An (Hà Nội), 
nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi của trường.

Cô giáo Hoàng Lan tốt nghiệp Đại học Nại ngữ Hà Nội (nay là Đại học Hà Nội) năm 1998 và dạy Tiếng Anh ở trường THCS Chu Văn An đến nay. Cũng như bao cô giáo trẻ mới bắt đầu đứng lớp, cô phải nỗ lực học hỏi về phương pháp giảng dạy ngay từ những ngày đầu. “… mình tự học hỏi bằng cách đi dự giờ và tham khảo giáo án của đồng nghiệp. Mình đi các nhà sách, cứ cuốn sách nào có liên quan tới giáo học pháp, tức là phương pháp giảng dạy về Tiếng Anh thì mình mua về đọc”, cô Lan chia sẻ.

Để có được những thành công như ngày hôm nay, cô Lan đã luôn cố gắng tích lũy và trau dồi kinh nghiệm. Trong quá trình công tác, cô đã tham gia các cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và đã đạt giải Nhất trong kỳ thi giáo viên dạy giỏi thành phố năm học 2012 – 2013. 

Nói về công việc giảng dạy Tiếng Anh, cô Lan rất tâm đắc với bộ sách giáo khoa Tiếng Anh THCS hệ 10 năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. “Mình thích những điều đơn giản và gần gũi. Rất nhiều chủ đề trong sách liên quan tới cuộc sống hàng ngày, thế nên mình cũng rất vui khi được trò chuyện với học sinh về những điều rất đơn giản và gần gũi ấy. Và mình rất rất muốn, hoặc giáo dục học sinh, hoặc làm cho các em thích tìm hiểu và hiểu biết về cuộc sống xung quanh thông qua Tiếng Anh.” – cô Lan vui vẻ kể lại.

Cô Lan cũng đã có hơn 15 năm tham gia dạy đội tuyển Tiếng Anh của trường và quận. Năm nào các lứa học trò của cô cũng đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic Tiếng Anh cấp thành phố, thi học sinh giỏi Tiếng Anh cấp thành phố, thi học sinh giỏi Tiếng Anh qua mạng cấp thành phố và cấp quốc gia. Điều này khiến cô rất vui vì cô luôn nghĩ, thành tích của học sinh chính là động lực lớn để cô tiếp tục cố gắng dìu dắt các em. 

Gần 20 năm gắn bó với nghề giáo, cô Lan luôn dành nhiều tâm huyết để các giờ học gây hứng thú với học sinh. Cô luôn tâm niệm, muốn học sinh học tốt thì phải làm cho học sinh yêu thích môn học, và cứ vậy, cô luôn cố gắng tạo không khí vui vẻ và thân thiện trong các giờ giảng bài.  

Nài dạy học trên lớp, cô Lan còn tham gia nhóm biên soạn cuốn Thiết kế bài giảng Tiếng Anh bậc THCS. Những cuốn sách của cô và đồng nghiệp là tâm huyết cũng như kinh nghiệm được đúc kết về những hoạt động cụ thể giúp người giáo viên khai thác hiệu quả bài học.

Hiểu “partner” thì làm việc dễ hơn

db007d718_cohoanglan21490236525213.jpg
Cô giáo Hoàng Lan luôn ý thức, với học sinh thì sự động viên kịp thời rất quan trọng. 
Các em đang lớn nên rất cần được người lớn nhìn nhận mỗi khi có tiến bộ, dù là nhỏ.

Những khó khăn đầu tiên cô gặp phải là khi dạy những học sinh nghịch ngợm và lười học, là khi được phân công cùng dạy với những cô giáo chủ nhiệm nghiêm khắc, đòi hỏi cao ở giáo viên bộ môn, hoặc khi được phân công những nhiệm vụ mà chưa bao giờ phải làm, ví dụ như dạy tiết chuyên đề, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. 

Chính từ những khó khăn ấy mà cô đã học hỏi và trưởng thành dần trong môi trường sư phạm. Nài học hỏi về chuyên môn, thì việc ứng xử với học sinh cũng vô cùng quan trọng. Cô chia sẻ, cô rất may mắn vì đã thu lượm được rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ các thầy cô đồng nghiệp lớn tuổi ở cùng trường.

Nài dạy Tiếng Anh, cô Lan cũng làm công tác chủ nhiệm. Cô luôn coi học trò như những người bạn nhỏ thân thiết và gần gũi. Kết bạn với học trò qua facebook không chỉ giúp cô thêm hiểu về các em mà còn mang lại những điều thú vị trong cuộc sống, ấy là, luôn được sống trong thế giới đầy màu sắc của những người bạn trẻ đang trưởng thành. Với cô, “hiểu ‘partner’ thì dễ làm việc hơn.”

20 năm gắn bó với nghề, cô luôn mong muốn tìm cách giúp học sinh học tập tiến bộ và hoàn thiện nhân cách. Cô thường cố gắng nắm bắt tâm lý của học sinh để với mỗi đối tượng học sinh khác nhau thì cô lại có cách tiếp cận khác nhau. Có khi là sự động viên, khích lệ. Có khi lại phải dùng tới sự nghiêm khắc. “Với học sinh thì sự động viên kịp thời rất quan trọng. Các em đang lớn nên rất cần được người lớn nhìn nhận mỗi khi có tiến bộ, dù là nhỏ.” – cô Lan tâm sự.

Dạy học đã mang lại cho cô Lan nhiều điều tuyệt vời, bởi “niềm vui của cô là được góp sức nhỏ bé của mình trong mỗi tiến bộ cũng như sự trưởng thành của học sinh”, cô chia sẻ. Tình cảm yêu mến của học sinh và sự tin tưởng của phụ huynh dành cho cô cũng chính là những nguồn động viên lớn giúp cô yêu nghề và gắn bó với nghề hơn nữa. 

Huyen Vu
Ảnh: NVCC

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN