Cô học trò nghèo sư phạm vượt khó, học giỏi

(Sóng trẻ)- Nguyễn Thị Thơm - cô sinh viên năm cuối Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã từng có ý định bỏ học do hoàn cảnh khó khăn. Thế nhưng, bằng nghị lực phi thường, cô bạn đã có cho mình được những kết quả đáng tự hào trong học tập.

Mảnh đất quê Bác giàu truyền thống hiếu học nhưng cũng nhiều lắm những hoàn cảnh éo le. Sinh ra trong một gia đình đông con với bảy anh chị em, Thơm là con út nhưng lại học giỏi nhất nhà nên được gia đình cố gắng tạo điều kiện cho đi học đại học. Hai người chị và một người anh của Thơm dù đã học xong nhưng sau khi ra trường, công việc khó khăn và không có thu nhập ổn định nên cũng chẳng giúp được gì nhiều cho gia đình.

Cuộc sống khốn khó là vậy, nhưng không vì thế mà Thơm từ bỏ niềm đam mê và khao khát được học của mình. Suốt 3 năm học cấp ba, Thơm đều là học sinh giỏi và đứng trong top đầu của lớp. Cuối năm lớp 12, Thơm xuất sắc giành được giải 3 Quốc gia môn Lịch sử và được tuyển thẳng vào đại học.

893542616_anh_1.jpg

 Nguyễn Thị Thơm – cô giáo viên Lịch sử tương lai luôn nỗ lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Thơm bùi ngùi tâm sự: “Lúc biết tin bản thân được giải, mình vừa mừng vừa lo, bởi nếu mình đi học đại học thì bố mẹ sẽ phải vất vả nhiều, nhà lại đông anh chị em. Nhưng bố mẹ cũng vì thương con cái nên vẫn quyết định cho mình đi học. Ban đầu, mình có ý định nộp hồ sơ vào trường Báo vì được đi đây đi đó. Thế nhưng, vì nghĩ học báo thì sẽ mất tiền học phí nên mình quyết định học Sư phạm để đỡ đần cho bố mẹ phần nào.

Nhưng khó khăn và đau thương vẫn chưa dừng lại ở đó! Vào năm nhất đại học cũng là lúc Thơm biết tin bố mình bị ung thư vòm họng. Tưởng chừng như không thể vượt qua được cú sốc này, Thơm đã từng nghĩ đến quyết định bỏ học, nhưng rồi gia đình và bạn bè động viên nên Thơm đã vững tâm trở lại.

Căn bệnh ung thư đã khiến cho sức khỏe của bố Thơm yếu dần đi, mọi việc trong gia đình đều một tay mẹ lo toan. Kinh tế gia đình vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Nài giờ học chính trên lớp, Thơm phải tự mình bươn trải đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống.

Từ khi còn là sinh viên năm nhất, Thơm đã tự mình trải qua rất nhiều các công việc làm thêm như nhân viên phục vụ, nhân viên bán hàng, gia sư,… Cuộc sống vừa đi học vừa làm thêm vất vả là thế nhưng thành tích học tập của Thơm rất đáng ngưỡng mộ khi nhiều kỳ đạt học được bổng khá, giỏi. Thơm còn tham gia rất tích cực các hoạt động của Đoàn như thành viên tiêu biểu của đội Thanh niên xung kích…

893542616_anh_2.jpg

 Thơm tham gia các hoạt động tình nguyện với mong muốn lan tỏa nụ cười đến mọi người xung quanh.

Điều gì đến cũng phải đến, bố của Thơm mất khi Thơm đang là sinh viên năm hai. Kể từ đó, sức khỏe của mẹ Thơm cũng giảm sút và chỉ làm được những công việc nhỏ nhặt trong gia đình. Bóng tối kéo đến và che lấp đi vầng hào quang vốn đang tỏa sáng trong cô con gái bé bỏng và giỏi giang. Thơm dường như suy sụp hoàn toàn, ý định thôi học lại trỗi dậy lần thứ  hai.

Nhưng lần này, đau thương được trả giá bằng sự mạnh mẽ, Thơm nhanh chóng vượt qua được nỗi đau và lấy lại được tinh thần. Quãng thời gian không có bố bên cạnh, dẫu biết sẽ càng khó khăn hơn nhưng Thơm không hề chùn bước.

Thơm kể lại trong nước mắt: “Ai hầu hết cũng phải trải qua buồn đau, bất hạnh nhưng sự mất mát đối với mình là quá lớn. Bố là niềm hy vọng, là động lực và là bờ vai của cả gia đình... Nhưng càng thương bố mẹ, mình tự hứa với bản thân rằng sẽ phải cố gắng và mạnh mẽ hơn bây giờ để sau này trở thành một người thành đạt để đền đáp xứng đáng với những hy sinh mà bố mẹ đã dành cho mình”.

Hiện tại, khoản trợ cấp ít ỏi mà mỗi tháng mẹ của Thơm gửi ra Hà Nội cũng chỉ vẻn vẹn 500.000. Với số tiền này, Thơm có khó thể sinh sống được ở Thủ đô nếu không tìm kiếm công việc làm thêm để trang trải cho cuộc sống. Sau giờ học ở lớp, Thơm lại tất tả đi đến chỗ làm thêm, tối về cũng chỉ có gói mỳ là xong bữa, hôm nào có dư dư một chút tiền thì mới dám bỏ ra để mua một suất cơm bụi.

Thơm chia sẻ: “Bây giờ cũng là sinh viên năm cuối rồi, công việc học tập rất bận rộn nhưng mình vẫn phải tất bật với công việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập bởi vìsắp ra trường rồi, công việc nhiều và cũng phải chi tiêu đến khá là nhiều chi phí. 


Bạn Nguyễn Thị Xuân, Ủy viên BCH Hội Sinh viên trường ĐHSPHN bày tỏ: “Thơm là cô em trong đội Thanh niên xung kích mà tôi vô cùng yêu quý và ngưỡng mộ. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng em luôn luôn lạc quan, học hành tốt. Đi làm thêm tất bật để lo cho cuộc sống nhưng Thơm vẫn tham gia rất tích cực mọi hoạt động của đội.”

Mong rằng với sự mạnh mẽ và những nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, Thơm sẽ sớm vượt qua được những khó khăn trước mắt. Cô gái đầy nghị lực đang rất cần tình yêu thương, sự quan tâm và tấm lòng sẻ chia từ mọi người để tiếp tục con đường chông gai của bản thân. 

Hoài Thu 

Đa phương tiện 34a2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN