Con đường đất đỏ
(Sóng Trẻ) - Làng tôi nghèo lắm! Cái nghèo ấy quẩn quanh trên những bức tường đất phủ đầy rêu phong, trên những mái ngói xô nghiêng, dột nát... hằn lên cả đôi bàn tay chai sạn, gót chân trần nứt nẻ của người dân lam lũ… Nhưng, nơi cái nghèo lắng đọng nhất chỉ có thể là con đường đất đỏ. Chính từ nơi đây đã thêu dệt nên những bức tranh thấm đẫm “hồn quê”, “hồn người”.
Con đường đất đỏ là nơi người mẹ đội chiếc nón mê, oằn lưng gánh những bông lúa nặng trĩu trên vai, bóng đổ xuống lòng đường xiêu vẹo. Giọt mồ hôi rơi lả tả.
Là nơi in hằn vệt bánh xe mòn lốp của bác đưa thư, ngày ngày mang đến sự sẻ chia ấm áp cho những người thân xa quê, vệt bánh xe nhọc nhằn của những cô “hàng sáo” lầm lũi trong sương sớm thồ gạo ra chợ bán buôn, kiếm đồng tiền nuôi đàn con mọi.
Con đường đất đỏ quanh co dẫn tuổi học trò vui bước đến trường học bao điều thú vị: lòng nhân ái, sự bao dung và kiến thức xây đời; dẫn người nông dân ra đồng gieo trồng những thửa ruộng tươi xanh; dẫn đôi lứa yêu nhau đến nơi hò hẹn; dẫn người đi làm ăn xa tìm về nơi chôn nhau cắt rốn…
Có lẽ, chỉ trên những con đường đất mịn và êm, gót chân trần khô nứt, chiếc áo nâu sờn và làn da sạm nắng của người dân lam lũ mới tìm thấy cảm giác thân quen, bình thản. Con người hòa nhập với thiên nhiên, vẽ nên bức tranh quê hồn hậu, dung dị mà đằm thắm tình người.
Trong những năm tháng chiến tranh, con đường ấy đã chịu bao vết thương do bom mìn tàn phá. Nó cũng là nơi tiễn đưa những người con ưu tú của làng lên đường đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng, chứng kiến cảnh mẹ già đứng mong con, những giọt nước mắt của tình mẫu tử và chứng kiến cả những người dân vô tội bị kẻạo tàn sát, dòng máu đỏ thấm sâu xuống lòng đường thù ác ôn vô định.
Mỗi khi chiều về, tôi thích tháo đôi dép lê, đặt đôi chân trần bước dọc theo con đường đất đỏ rộng thênh thang, ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng nặng trĩu bông dưới ánh hoàng hôn; thả những mảnh hồn trôi nổi theo dòng sông xanh lượn quanh bãi mía, ngửi mùi thơm ngan ngát của đầm sen ven đường, nghe văng vẳng bên tai tiếng sáo diều vi vu theo chiều gió… Quê mình sao mà đẹp thế, thân thương thế!
Tuổi thơ của tôi lớn lên theo chiều dài của con đường đất đỏ. Thuở mới chập chững biết đi, mẹ dắt tay bước trên con đường làng sang thăm ông, bà, cô, bác, anh em. Khi đôi chân đã cứng, tôi theo con đường ra đồng giúp mẹ việc nông và hiểu được nỗi vất vả, gian khó của những người “chân lấm, tay bùn”.
Con đường đất dẫn tôi sang làng bên, giao lưu với những người bạn mới để có kết thêm nhiều mối tâm giao… Và khi đi đến cuối con đườngấy, tôi đã thực sự trưởng thành và có đủ tự tin để bước sang một cuộc sống mới đang rộng mở phía trước.
Tạm biệt con đường quê yêu dấu, tôi dời xa miền quê nghèo lam lũ để đến nơi phốường tấp nập sống cuộc sống sinh viên. Trên con đường rải nhựa trang hoàng, bóng bẩy, đôi lúc, theo thói quen, tôi tháo đôi dép quai hậu ra, muốn bước đi bằng gót chân trần, nhưng, sao mà bỏng quá! Cái bỏng ấy thấm sâu vào trong tim làm nhói lên nỗi nhớ quê da diết. ph
Nhớ con đường phủ đầy rơm dạ vào ngày mùa, nhớ dáng mẹ hao gầy oằn lưng gánh lúa những ngày mưa, gót chân trần bám đầy đất đỏ, nhớ bác đưa thư ngày ngày đạp xe mang tin vui đến cho mọi người, nhớ cô “hàng sáo” lầm lũi trong đêm thồ gạo ra chợ bán buôn kiếm tiền nuôi đàn con mọi, nhớ những người bạn tâm giao, nhớ đầm sen thơm ngào ngạt, dòng sông xanh nước mát trong, cánh đồng lúa vàng tươi, tiếng sáo diều vi vu trong gió, nhớ…
Những vẻ đẹp ấy chẳng nơi nào có được nài con đường đất đỏ quê tôi. Con đường mưu sinh. Con đường gian khó, nhọc nhằn. Con đường khát vọng. Con đường hoài niệm…
Mong lắm ngày trở về trên con đường đất đỏ thân thương!
Con đường đất đỏ là nơi người mẹ đội chiếc nón mê, oằn lưng gánh những bông lúa nặng trĩu trên vai, bóng đổ xuống lòng đường xiêu vẹo. Giọt mồ hôi rơi lả tả.
Là nơi in hằn vệt bánh xe mòn lốp của bác đưa thư, ngày ngày mang đến sự sẻ chia ấm áp cho những người thân xa quê, vệt bánh xe nhọc nhằn của những cô “hàng sáo” lầm lũi trong sương sớm thồ gạo ra chợ bán buôn, kiếm đồng tiền nuôi đàn con mọi.
Con đường đất đỏ quanh co dẫn tuổi học trò vui bước đến trường học bao điều thú vị: lòng nhân ái, sự bao dung và kiến thức xây đời; dẫn người nông dân ra đồng gieo trồng những thửa ruộng tươi xanh; dẫn đôi lứa yêu nhau đến nơi hò hẹn; dẫn người đi làm ăn xa tìm về nơi chôn nhau cắt rốn…
Có lẽ, chỉ trên những con đường đất mịn và êm, gót chân trần khô nứt, chiếc áo nâu sờn và làn da sạm nắng của người dân lam lũ mới tìm thấy cảm giác thân quen, bình thản. Con người hòa nhập với thiên nhiên, vẽ nên bức tranh quê hồn hậu, dung dị mà đằm thắm tình người.
Trong những năm tháng chiến tranh, con đường ấy đã chịu bao vết thương do bom mìn tàn phá. Nó cũng là nơi tiễn đưa những người con ưu tú của làng lên đường đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng, chứng kiến cảnh mẹ già đứng mong con, những giọt nước mắt của tình mẫu tử và chứng kiến cả những người dân vô tội bị kẻạo tàn sát, dòng máu đỏ thấm sâu xuống lòng đường thù ác ôn vô định.
Mỗi khi chiều về, tôi thích tháo đôi dép lê, đặt đôi chân trần bước dọc theo con đường đất đỏ rộng thênh thang, ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng nặng trĩu bông dưới ánh hoàng hôn; thả những mảnh hồn trôi nổi theo dòng sông xanh lượn quanh bãi mía, ngửi mùi thơm ngan ngát của đầm sen ven đường, nghe văng vẳng bên tai tiếng sáo diều vi vu theo chiều gió… Quê mình sao mà đẹp thế, thân thương thế!
Tuổi thơ của tôi lớn lên theo chiều dài của con đường đất đỏ. Thuở mới chập chững biết đi, mẹ dắt tay bước trên con đường làng sang thăm ông, bà, cô, bác, anh em. Khi đôi chân đã cứng, tôi theo con đường ra đồng giúp mẹ việc nông và hiểu được nỗi vất vả, gian khó của những người “chân lấm, tay bùn”.
Con đường đất dẫn tôi sang làng bên, giao lưu với những người bạn mới để có kết thêm nhiều mối tâm giao… Và khi đi đến cuối con đườngấy, tôi đã thực sự trưởng thành và có đủ tự tin để bước sang một cuộc sống mới đang rộng mở phía trước.
Tạm biệt con đường quê yêu dấu, tôi dời xa miền quê nghèo lam lũ để đến nơi phốường tấp nập sống cuộc sống sinh viên. Trên con đường rải nhựa trang hoàng, bóng bẩy, đôi lúc, theo thói quen, tôi tháo đôi dép quai hậu ra, muốn bước đi bằng gót chân trần, nhưng, sao mà bỏng quá! Cái bỏng ấy thấm sâu vào trong tim làm nhói lên nỗi nhớ quê da diết. ph
Nhớ con đường phủ đầy rơm dạ vào ngày mùa, nhớ dáng mẹ hao gầy oằn lưng gánh lúa những ngày mưa, gót chân trần bám đầy đất đỏ, nhớ bác đưa thư ngày ngày đạp xe mang tin vui đến cho mọi người, nhớ cô “hàng sáo” lầm lũi trong đêm thồ gạo ra chợ bán buôn kiếm tiền nuôi đàn con mọi, nhớ những người bạn tâm giao, nhớ đầm sen thơm ngào ngạt, dòng sông xanh nước mát trong, cánh đồng lúa vàng tươi, tiếng sáo diều vi vu trong gió, nhớ…
Những vẻ đẹp ấy chẳng nơi nào có được nài con đường đất đỏ quê tôi. Con đường mưu sinh. Con đường gian khó, nhọc nhằn. Con đường khát vọng. Con đường hoài niệm…
Mong lắm ngày trở về trên con đường đất đỏ thân thương!
Phùng Minh Phúc
Lớp Báo in K.29A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo in K.29A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận