“Con hẻm”: Cuộc sống chỉ thú vị khi được sống vì người khác
(Sóng trẻ) - Trong cuộc thi 3, 2, 1 Action – Cuộc thi phim ngắn Thế giới Văn hóa do tạp chí Thế Giới Văn Hóa tổ chức, “Con hẻm” sản phẩm đầu tay của CLB Film3i đã tạo “khoảng lặng” đối với các bạn sinh viên, đặc biệt sinh viên báo chí, không phải vì đây là bộ phim của những người bạn đồng môn mà hơn cả là một tác phẩm điện ánh đầy tính thời sự và nhân văn.
Phim “Con Hẻm” có thời lượng 10 phút, là câu chuyện xoay quanh những bí mật của con bé đánh giầy “mặt Sẹo” – với nại hình lạnh lùng và nguy hiểm. Và bí mật chỉ bật mí khi người xem giải mã được những hành động kì quặc của “Sẹo”. Bên trong con hẻm tối tăm và ẩm ướt mà ngày nào nó cũng đi vào, bên trong những hành động lạnh lùng và có phần tàn nhẫn.. là những điều mà người xem không thể ngờ tới.
Hiện thực vẫn còn đây trong “con hẻm”
Xã hội đã phát triển, cuộc sống của những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ đã được quan tâm hơn. Nhưng “mưa không khắp” nên vẫn đó những số phận đáng thương, vẫn còn đó cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn của những đứa trẻ mà nhẽ ra tuổi chúng là phải cắp sách đến trường. Lấy cảm hứng từ sự thật đáng buồn đó các thành viên trong CLB Film3i đã dựng nên “con hẻm” và lấy đi nước mắt của bao người.
Cả Nam đánh giày và Sẹo đều có điểm chung là mặc áo trắng những chiếc áo trắng lại không dùng để đến trường mà là để các em lam lũ giữa dòng đời bon chen này. Lỗi lo cơm áo gạo tiền đè lên những đôi vai nhỏ, khiến các em phải làm đủ nghề để kiếm sống mà tiêu biểu nhất là công việc đánh giày. Một công việc mà các em nhỏ phải đấu tranh để sinh tồn.
Vấn nạn bảo kê chưa bao giờ hết
Vấn nạn bảo kê, thực trang đáng buồn trong xã hội tiếp tục được nhắc đến. Xã hội vẫn còn đó những kẻ chỉ muốn “ngồi mát ăn bát vàng”, sống trên đồng tiền mồ hôi sương máu của người khác, bất chấp đó là những đứa trẻ. Cả Nam và Sẹo đều là những nạn nhân thương tâm của vấn nạn này. Sẹo thì bị chúng cướp đi những đồng tiền mà em vừa kiếm được một cách trắng trợn. Còn Nam thì bị chúng đánh “thừa sống thiếu chết” chỉ vì không nộp tiền bảo kê. Lòng người xem như quặn thắt, góc khuất vẫn còn đây trong những ngõ hẻm.
Hào quang tỏa ra từ số phận bất hạnh
Khi chi tiết cuối trong tác phẩm chưa được hé lộ, ai cũng tưởng Sẹo chỉ là một đứa trẻ lạnh lùng, vô cảm và thậm chí là nguy hiểm. Mặt của nó của một vết sẹo, nó trở nên lạnh lùng hơn, mắt của nó sắt đá, nó trở nên nguy hiểm hơn. Nó lại còn biết báo thù cái mà không nên có ở một cô gái lứa tuổi ngây thơ, trong sáng và mới lớn. Nhưng khi chi tiết cuối tác phẩm hiện ra, người ta mới ngỡ ra rằng tâm hồn em là một tâm hồn đẹp. Đằng sau nại hình tưởng như băng giá đó là một trái tim đầy ắp tình yêu thương. Nó vất vả mưu sinh hàng ngày, cơm ăn còn chẳng lo vậy mà nó lại đang làm cái việc mà mấy ai đã làm – mang cơm cho một em bé mù.
Sẹo, một số phận bất hạnh nhưng nó lại đang dũng cảm che chở cho một số phận còn bất hạnh hơn mình. Thật vậy, mấy khi “là lành” đã dám đùm “lá rách” nhưng “lá rách” thì lại đang âm thầm đùm “lá tả tơi”. Sẹo vẫn âm thầm hàng ngày bỏ tiền lao động cực nhọc của mình ra để mua cho em một suất cơm, có thể em bé mù chẳng biết Sẹo là ai, chẳng biết mặt Sẹo có một vết rạch dài, chẳng biết Sẹo ngày mai có thể bị những kẻ tự nhận là bảo kê đánh đập. Cậu bé ăn cơm nn lành, ăn trong hạnh phúc, và có lẽ đó cũng là niềm vui của Sẹo. Và đúng như một phần thông điệp mà đoàn làm phim đã cung cấp đó là “Cuộc sống thật thú vị và thú vị nhất khi nó được sống vì những người khác”.
Đằng sau sự lạnh lùng của nại hình là một tâm hồn đẹp
Ánh hào quang trong “Con hẻm” đã không tỏa ra từ những số phận may mắn mà đến từ một số phận bất hạnh. Và người có thể cảm nhận được hào quang đó không ai khác mà chính là Nam đánh giày. Nam cầm trên tay thanh gỗ với mục đích để báo thù hành động mà Sẹo đã làm, nhưng Nam đã dừng lại khi thấy Sẹo lấy trong chiếc túi nilon màu đen một hộp cơm, mà hộp cơm đó lại không dành cho Sẹo mà dành cho một em bé đáng thương, cơ nhỡ, không ai quan tâm chăm sóc. Nam nhận ra rằng nếu không có Sẹo có thể em bé này đã chết, nghĩa cử của cô bé mà nó đã từng ngáng chân làm nó khâm phục. Rồi ngày mai nó cũng lại làm cái công việc âm thầm đó, mang chút ít may mắn của mình đã sẻ chia cho những số phận kém may mắn hơn. Đến đây thông điệp của bộ phim mới thực sự kết đọng “ Bạn có thể thấy được cuộc sống đang biểu hiện ra nài của một ai đó, mà không biết được bên trọng họ đang phải đối mặt với những điều gì”.
Đã là một tác phẩm nghệ thuật thứ bảy?
Một nhà phê bình phim trên thế giới đã từng nói, đại ý: Phim ngắn đó là cái mà phim dài không thể. Đây là nhận xét thú vị nhưng có lẽ cũng là một lời khẳng định về tính cô đọng trong phim ngắn. Không khó hiểu khi những đạo diễn lừng danh trên thế giới phần lớn bắt đầu sự nghiệp của mình với phim ngắn bởi khi đã thành công với phim ngắn thì sẽ dễ dàng gặt hái được thành quả ở những bộ phim dài. Cũng như khi con người xuất phát điểm ở một con đường nhỏ thì sẽ dễ chạy nhanh trên con đường rộng lớn hơn.
Điều mà đoàn làm phim trẻ đã làm được qua “Con hẻm” đó chính là “khoảng lặng” trong lòng khán giả. Với một bộ phim đầu tay, hơn nữa lại là đầu tay của sinh viên, người ta sẽ không quá đòi hỏi về chất lượng hình ảnh hay khả năng diễn xuất bởi không có nhà đầu tư, diễn viên lại phần đông là nghiệp dư hoặc lần đầu thì chắc chắn cách thể hiện còn nhiều thiếu xót, cách chọn lựa cảnh quay, góc máy chắc chắn là chưa hoàn hảo. Chính vì vậy mà khán giả sẽ quan tâm hơn đến chất lượng nghệ thuật mà với một bộ phim thì hai chữ “nghệ thuật” mới là yếu tố quyết định.
Em bé mù và hộp cơm tình nghĩa
Ở “Con hẻm” nghệ thuật biểu hiện chủ yếu qua thông điệp mà đoàn làm phim muốn truyền tải và những chi tiết nghệ thuật đạo diễn đã dựng lên. Thông điệp của bộ phim nài ý nghĩa nhân văn sâu sắc, còn ẩn chứa vấn đề thời sự như bên trên chúng tôi đã nói. Đoàn làm phim khai thác những vấn đề thời sự đã được báo chí đăng tải để làm đề tài gửi gắm thông điệp. Thông điệp qua việc phân tích những vấn đề thời sự bao giờ cũng thuyết phục hơn. Có lẽ đây cũng là thế mạnh của những sinh viên được đào tạo về Báo chí học.
Chi tiết nghệ thuật trong phim cũng hết sức quan trong. Một truyện ngắn hay phải là một truyện ngắn có nhiều chi tiết nghệ thuật hấp dẫn, một bài thơ hay thường phải có “nhãn tự”, tức mắt thơ. Và một bộ phim cũng vậy, chi tiết nghệ thuật trong điện ảnh không bao giờ là thừa mà thậm chí còn là xương sống. Những chi tiết hay trong “Con hẻm” phải kế đến đó là: Chi tiết Nam đánh giày ngáng chân làm cho cái Sẹo ngã (chi tiết thắt nút) và chi tiết Nam đánh giày phát hiện ra Sẹo lấy hộp cơm trong túi nilon màu đen cho đứa bé mù (chi tiết mở nút). Một đặc sắc nữa phải kể đến trong bộ phim đó chính là kết cấu đầu cuối tương hỗ, đây cũng là một mẹo trong điện ảnh nói riêng và nghệ thuật nói chung, giúp khán giả có cảm hứng xem phim từ phần mở đầu cho đến phần kết thúc.
Tuy nhiên “Con hẻm” cũng mắc thiếu sót trong phần truyền tải thông điệp, thể hiện ở việc cho nhiều dòng chữ phân tích ý nghĩa phim trong khi nội dung chưa kết thúc. Đây là một điều rất ít xảy ra cũng như nên hạn chế đối với phim ngắn bởi với một bộ phim chỉ dài 10 phút mà những dòng chữ phân tích ý nghĩa phim dài đến 1, 2 phút đã là một sự lãng phí thời gian thể hiện.
Mặt khác trong một bộ phim ngắn, những dòng chữ này đã vô hình chung định hướng thông điệp đối với khán giả, khiến khán giả có cảm giác nhà làm phim như đang áp đặt người xem phải cảm nhận theo ý mình, thông điệp mà khán giả cảm nhận phải là thông điệp mà nhà làm phim muốn gửi gắm. Đây là một điều không nên có đối với một tác phẩm nghệ thuật, một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc phải là một tác phẩm mà sự sáng tạo không chỉ dừng lại ở những người làm phim mà con lan tỏa sang những người xem phim.
Hãy để khán giả tự cảm nhận những điều mình muốn nói, đó mới là nghệ thuật, như nhà văn Kim Lân từng chia sẻ rằng: "Đôi khi nhà văn không hiểu hết cái hay của tác phẩm mà mình viết ra..."
Phim “Con Hẻm” có thời lượng 10 phút, là câu chuyện xoay quanh những bí mật của con bé đánh giầy “mặt Sẹo” – với nại hình lạnh lùng và nguy hiểm. Và bí mật chỉ bật mí khi người xem giải mã được những hành động kì quặc của “Sẹo”. Bên trong con hẻm tối tăm và ẩm ướt mà ngày nào nó cũng đi vào, bên trong những hành động lạnh lùng và có phần tàn nhẫn.. là những điều mà người xem không thể ngờ tới.
Hiện thực vẫn còn đây trong “con hẻm”
Xã hội đã phát triển, cuộc sống của những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ đã được quan tâm hơn. Nhưng “mưa không khắp” nên vẫn đó những số phận đáng thương, vẫn còn đó cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn của những đứa trẻ mà nhẽ ra tuổi chúng là phải cắp sách đến trường. Lấy cảm hứng từ sự thật đáng buồn đó các thành viên trong CLB Film3i đã dựng nên “con hẻm” và lấy đi nước mắt của bao người.
Cả Nam đánh giày và Sẹo đều có điểm chung là mặc áo trắng những chiếc áo trắng lại không dùng để đến trường mà là để các em lam lũ giữa dòng đời bon chen này. Lỗi lo cơm áo gạo tiền đè lên những đôi vai nhỏ, khiến các em phải làm đủ nghề để kiếm sống mà tiêu biểu nhất là công việc đánh giày. Một công việc mà các em nhỏ phải đấu tranh để sinh tồn.
Vấn nạn bảo kê chưa bao giờ hết
Chi tiết Sẹo cố ý làm cho Nam đánh giày ngã có lẽ là chi tiết buồn nhất tác phẩm. Đó là chi tiết báo thù của một con bé, đứa có vẻ nài lành lùng. Cái Sẹo làm vậy vì thằng Nam đã từng ngáng chân nó khi nó chạy đến một khách hàng, đã từng đe dọa nó khi nó đi vào ngõ hẻm, và đã từng sỉ nhục, mỉa mai như thế nó là một kẻ hư hỏng. Dẫu mới chỉ là những đứa trẻ nhưng chúng đã có những mách khóe để bảo vệ miếng cơm manh áo của mình.
Vấn nạn bảo kê, thực trang đáng buồn trong xã hội tiếp tục được nhắc đến. Xã hội vẫn còn đó những kẻ chỉ muốn “ngồi mát ăn bát vàng”, sống trên đồng tiền mồ hôi sương máu của người khác, bất chấp đó là những đứa trẻ. Cả Nam và Sẹo đều là những nạn nhân thương tâm của vấn nạn này. Sẹo thì bị chúng cướp đi những đồng tiền mà em vừa kiếm được một cách trắng trợn. Còn Nam thì bị chúng đánh “thừa sống thiếu chết” chỉ vì không nộp tiền bảo kê. Lòng người xem như quặn thắt, góc khuất vẫn còn đây trong những ngõ hẻm.
Hào quang tỏa ra từ số phận bất hạnh
Khi chi tiết cuối trong tác phẩm chưa được hé lộ, ai cũng tưởng Sẹo chỉ là một đứa trẻ lạnh lùng, vô cảm và thậm chí là nguy hiểm. Mặt của nó của một vết sẹo, nó trở nên lạnh lùng hơn, mắt của nó sắt đá, nó trở nên nguy hiểm hơn. Nó lại còn biết báo thù cái mà không nên có ở một cô gái lứa tuổi ngây thơ, trong sáng và mới lớn. Nhưng khi chi tiết cuối tác phẩm hiện ra, người ta mới ngỡ ra rằng tâm hồn em là một tâm hồn đẹp. Đằng sau nại hình tưởng như băng giá đó là một trái tim đầy ắp tình yêu thương. Nó vất vả mưu sinh hàng ngày, cơm ăn còn chẳng lo vậy mà nó lại đang làm cái việc mà mấy ai đã làm – mang cơm cho một em bé mù.
Sẹo, một số phận bất hạnh nhưng nó lại đang dũng cảm che chở cho một số phận còn bất hạnh hơn mình. Thật vậy, mấy khi “là lành” đã dám đùm “lá rách” nhưng “lá rách” thì lại đang âm thầm đùm “lá tả tơi”. Sẹo vẫn âm thầm hàng ngày bỏ tiền lao động cực nhọc của mình ra để mua cho em một suất cơm, có thể em bé mù chẳng biết Sẹo là ai, chẳng biết mặt Sẹo có một vết rạch dài, chẳng biết Sẹo ngày mai có thể bị những kẻ tự nhận là bảo kê đánh đập. Cậu bé ăn cơm nn lành, ăn trong hạnh phúc, và có lẽ đó cũng là niềm vui của Sẹo. Và đúng như một phần thông điệp mà đoàn làm phim đã cung cấp đó là “Cuộc sống thật thú vị và thú vị nhất khi nó được sống vì những người khác”.
Đằng sau sự lạnh lùng của nại hình là một tâm hồn đẹp
Ánh hào quang trong “Con hẻm” đã không tỏa ra từ những số phận may mắn mà đến từ một số phận bất hạnh. Và người có thể cảm nhận được hào quang đó không ai khác mà chính là Nam đánh giày. Nam cầm trên tay thanh gỗ với mục đích để báo thù hành động mà Sẹo đã làm, nhưng Nam đã dừng lại khi thấy Sẹo lấy trong chiếc túi nilon màu đen một hộp cơm, mà hộp cơm đó lại không dành cho Sẹo mà dành cho một em bé đáng thương, cơ nhỡ, không ai quan tâm chăm sóc. Nam nhận ra rằng nếu không có Sẹo có thể em bé này đã chết, nghĩa cử của cô bé mà nó đã từng ngáng chân làm nó khâm phục. Rồi ngày mai nó cũng lại làm cái công việc âm thầm đó, mang chút ít may mắn của mình đã sẻ chia cho những số phận kém may mắn hơn. Đến đây thông điệp của bộ phim mới thực sự kết đọng “ Bạn có thể thấy được cuộc sống đang biểu hiện ra nài của một ai đó, mà không biết được bên trọng họ đang phải đối mặt với những điều gì”.
Đã là một tác phẩm nghệ thuật thứ bảy?
Một nhà phê bình phim trên thế giới đã từng nói, đại ý: Phim ngắn đó là cái mà phim dài không thể. Đây là nhận xét thú vị nhưng có lẽ cũng là một lời khẳng định về tính cô đọng trong phim ngắn. Không khó hiểu khi những đạo diễn lừng danh trên thế giới phần lớn bắt đầu sự nghiệp của mình với phim ngắn bởi khi đã thành công với phim ngắn thì sẽ dễ dàng gặt hái được thành quả ở những bộ phim dài. Cũng như khi con người xuất phát điểm ở một con đường nhỏ thì sẽ dễ chạy nhanh trên con đường rộng lớn hơn.
Điều mà đoàn làm phim trẻ đã làm được qua “Con hẻm” đó chính là “khoảng lặng” trong lòng khán giả. Với một bộ phim đầu tay, hơn nữa lại là đầu tay của sinh viên, người ta sẽ không quá đòi hỏi về chất lượng hình ảnh hay khả năng diễn xuất bởi không có nhà đầu tư, diễn viên lại phần đông là nghiệp dư hoặc lần đầu thì chắc chắn cách thể hiện còn nhiều thiếu xót, cách chọn lựa cảnh quay, góc máy chắc chắn là chưa hoàn hảo. Chính vì vậy mà khán giả sẽ quan tâm hơn đến chất lượng nghệ thuật mà với một bộ phim thì hai chữ “nghệ thuật” mới là yếu tố quyết định.
Em bé mù và hộp cơm tình nghĩa
Chi tiết nghệ thuật trong phim cũng hết sức quan trong. Một truyện ngắn hay phải là một truyện ngắn có nhiều chi tiết nghệ thuật hấp dẫn, một bài thơ hay thường phải có “nhãn tự”, tức mắt thơ. Và một bộ phim cũng vậy, chi tiết nghệ thuật trong điện ảnh không bao giờ là thừa mà thậm chí còn là xương sống. Những chi tiết hay trong “Con hẻm” phải kế đến đó là: Chi tiết Nam đánh giày ngáng chân làm cho cái Sẹo ngã (chi tiết thắt nút) và chi tiết Nam đánh giày phát hiện ra Sẹo lấy hộp cơm trong túi nilon màu đen cho đứa bé mù (chi tiết mở nút). Một đặc sắc nữa phải kể đến trong bộ phim đó chính là kết cấu đầu cuối tương hỗ, đây cũng là một mẹo trong điện ảnh nói riêng và nghệ thuật nói chung, giúp khán giả có cảm hứng xem phim từ phần mở đầu cho đến phần kết thúc.
Tuy nhiên “Con hẻm” cũng mắc thiếu sót trong phần truyền tải thông điệp, thể hiện ở việc cho nhiều dòng chữ phân tích ý nghĩa phim trong khi nội dung chưa kết thúc. Đây là một điều rất ít xảy ra cũng như nên hạn chế đối với phim ngắn bởi với một bộ phim chỉ dài 10 phút mà những dòng chữ phân tích ý nghĩa phim dài đến 1, 2 phút đã là một sự lãng phí thời gian thể hiện.
Mặt khác trong một bộ phim ngắn, những dòng chữ này đã vô hình chung định hướng thông điệp đối với khán giả, khiến khán giả có cảm giác nhà làm phim như đang áp đặt người xem phải cảm nhận theo ý mình, thông điệp mà khán giả cảm nhận phải là thông điệp mà nhà làm phim muốn gửi gắm. Đây là một điều không nên có đối với một tác phẩm nghệ thuật, một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc phải là một tác phẩm mà sự sáng tạo không chỉ dừng lại ở những người làm phim mà con lan tỏa sang những người xem phim.
Hãy để khán giả tự cảm nhận những điều mình muốn nói, đó mới là nghệ thuật, như nhà văn Kim Lân từng chia sẻ rằng: "Đôi khi nhà văn không hiểu hết cái hay của tác phẩm mà mình viết ra..."
Lê Quang Đức
Báo mạng điện tử K32
Báo mạng điện tử K32
Cùng chuyên mục
Bình luận