Con người đứng trước mối đe dọa từ mực nước biển dâng cao

(Sóng trẻ) – Trong 3 thập kỉ tới, hàng trăm triệu người trên toàn thế giới có nguy cơ mất nhà vì toàn bộ thành phố của họ sẽ chìm dưới biển. Đó là hệ quả của những tiến bộ mới trong khoa học công nghệ.

Tạp chí Nature Communications công bố: Trong quá trình Công nghệ hóa, hiện đại hóa của thế kỉ XXI, mực nước biển toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 0,6m đến 2,1m. Và đến năm 2050, quê hương của khoảng 300 triệu người sẽ chìm xuống dưới độ cao của lũ ven biển trung bình hàng năm. Có nghĩa là họ phải đối mặt với lũ lụt nghiêm trọng ít nhất mỗi năm một lần. Đến năm 2100, tất cả các khu vực ven biển đều không thể tồn tại, nhiều vùng đất có thể “ngồi” vĩnh viễn dưới dòng thủy triều.

Benjamin Strauss - một trong những người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Climate Central cho biết: "Dựa vào kết quả của quá trình nghiên cứu, có thể thấy rằng rất nhiều người đang ở trên vùng đất “dễ bị tổn thương” hơn chúng ta nghĩ". Bên cạnh đó, ông còn chia sẻ thêm rằng các khu vực bị ảnh hưởng này cần phải hành động ngay lập tức để tránh "thảm họa kinh tế và nhân đạo" sắp xảy ra.

841b2a12a_1a.jpg
Dự báo về thế giới trong tương lai

Toàn bộ các thành phố ven biển có thể bị xóa sổ nếu không chuẩn bị đủ hệ thống phòng thủ trên biển. Một nghiên cứu cho rằng: Trong tương lai không xa khoảng 70% người dân bị lũ lụt hàng năm có thể bị ngập vĩnh viễn thuộc khu vực tám quốc gia châu Á: Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippin và Nhật Bản.


841b2a12a_2a.jpg
So sánh kết quả nghiên cứu cũ và nghiên cứu mới công bố về ảnh hưởng của nước biển dâng đối với Trung Quốc

Theo Climate Central đưa tin: Các thành phố lớn nằm ở vị trí thấp của Trung Quốc như Thượng Hải, Thiên Tân và Hồng Kông rất dễ “bị tổn thương” do nước biển dâng. Ở châu Á, nhiều nơi cũng phải đối mặt với hiểm họa này bao gồm: thủ đô Hà Nội (Việt Nam); thủ đô Đac- ca (Bangladesh) và Kolkata (thành phố phía đông Ấn Độ). Có thể, toàn bộ mũi phía Nam của Việt Nam sẽ bị ngập.


841b2a12a_3a.jpg
So sánh kết quả nghiên cứu cũ và nghiên cứ mới công bố về ảnh hưởng của nước biển dâng đối với miền Nam, Việt Nam

Cũng theo Climate central, không chỉ châu Á mà 19 quốc gia khác bao gồm Brazil và Vương quốc Anh cũng sẽ chìm vĩnh viễn dưới dòng thủy triều vào năm 2100. Các nhà nghiên cứu cảnh báo: “Nếu muốn đứng vững, các quốc gia ven biển trên toàn thế giới phải chuẩn bị cho một tương lai khó khăn nhiều hơn so với những dự đoán hiện tại". Ngay cả Mỹ, mực nước biển dâng trong thế kỉ này có thể diễn ra việc di cư quy mô lớn không được bảo vệ, đòi hỏi chính quyền Mỹ phải phân bố hợp lý mật độ dân số ở các khu vực trên cả nước.

Tình trạng khẩn cấp về khí hậu đang diễn ra, chúng ta đang chứng kiến các sông băng và các tảng băng tan chảy nhanh chóng từ dãy Himalaya đến Nam Cực. Các báo cáo trước đây đã dự đoán rằng mực nước biển có thể tăng thêm 0,9m. Các nhà nghiên cứu của Climate Central cho rằng đó là một đánh giá sai lầm.


841b2a12a_4a.jpg
Băng ở Bắc Cực đang tan nhanh

Strauss trao đổi với CNN: "Chúng ta đã chuyển từ một thế giới ổn định sang một thế giới đang tăng lên về mực nước và nó sẽ tiếp tục tăng trong vài thập kỉ tới".

Theo một báo cáo mới nhất của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc vào tháng 9, Greenland – một trong những tảng băng đang tan chảy nhanh nhất và mất trung bình hơn 275 tấn  mỗi năm từ năm 2006 đến 2015.  Nhưng dải băng Nam Cực thậm chí còn lớn hơn cũng đang bị thu hẹp chỉ còn 1 phần 3 so với 10 năm trước.

Đại dương đang trỗi dậy - thảm họa cho những cư dân ven biển, biện pháp đảm bảo an toàn nhất là buộc họ phải di dời. Toàn bộ hòn đảo Thái Bình Dương có thể bị nhấn chìm, sẽ có những người không có nơi nào để đi. Họ cần được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế.

Nhiệt độ toàn cầu ngày càng nóng lên kéo theo những hệ quả không hề nhỏ mà con người phải trực tiếp đối mặt. Cả thế giới sẽ đứng trước nguy cơ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước uống, khủng hoảng sức khỏe, nền kinh tế toàn cầu bị phá vỡ,…
                                                                                        Kim Duyên (Theo CNN)
Ảnh: Sưu tầm

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN