“Cú đêm”- thói quen phổ biến của sinh viê

(Sóng Trẻ) Càng về khuya, những con phố ăn đêm lại càng trở nên đông đúc, những CLB vui chơi tấp nập hơn bao giờ hết, và số lượng nick facebook, twitter và một số trang mạng xã hội khác sáng không ngừng tăng. Những con cú đêm mang tên sinh viên bắt đầu hoạt động.

Thức quá khuya

Ngủ sau 23h là một thói quen thường gặp ở hầu hết sinh viên Việt Nam, tuy nhiên lí do ngủ muộn của sinh viên thì muôn hình vạn trạng.

Đa phần các bạn sinh viên đều là con em các tỉnh thành trong cả nước, việc làm thêm để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình cũng là chuyện thường thấy. Do vậy một số bạn vì ban ngày phải cân bằng giữa đi học và đi làm, bao nhiêu công việc cá nhân và bài vở bị dồn lại, họ buộc phải thức khuya để giải quyết tất cả. Phạm Ngũ Linh (sinh viên năm 2, Cao đẳng Du lịch) chia sẻ: “Ngày nào mình cũng quay như chong chóng, sáng đi học, chiều đi làm, tối về hàng trăm thứ việc, bài tập,… 1, 2 giờ sáng đi ngủ là chuyện đương nhiên”. 

03b789f77_anh_1.jpg

Hình ảnh các bạn sinh viên thức quá khuya

Tuy nhiên, thức khuya để học thì ít mà rất nhiều bạn gia nhập hội cú đêm chỉ để: “nấu cháo” chat chit bạn bè, tám chuyện phiếm với bạn cùng phòng, thức theo phong trào, lướt net… Trên các trang facebook còn xuất hiện “Hội những người sống về đêm”.Thậm các bạn sinh viên còn đưa ra một câu tuyên ngôn “Không thức khuya không phải là sinh viên”.

03b789f77_anh_2.jpg

Trang facebook mang tên “ Hội cú đêm siêu cấp”

Đi chơi đêm…

Một số khác thay vì ngồi nhà ôm laptop, những bạn này lại tìm đến với những tụ điểm ăn chơi hoặc góp mặt ở một con phố ăn đêm nhộn nhịp. Nếu đơn thuần chỉ dừng lại ở mức lâu lâu nhân dịp nào đó bạn bè gặp mặt thì hoàn toàn có thể thông cảm được với đời sống sinh viên, nhưng tình trạng này kéo dài thì vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như kết quả học tập. Bạn Vũ Chức (sinh viên năm 3 trường Đại học Mỏ địa chất) kể: “Ban đầu mình định theo mấy ông anh cùng khu trọ thử đi bar cho biết, dần đâm quen, toàn về tầm 3h sáng, về đến phòng là nằm bẹp luôn”.

Kết  quả là…

Một số bạn sinh viên thức khuya để học bài, ngay sau đó họ cũng cố gắng cân bằng thời gian biểu của mình, hạn chế tối đa việc phải thức quá khuya để đảm bảo sức khỏe. Bạn Phạm Thanh Tùng (sinh viên, trường Đại học công nghiệp): “Năm 2, mình vừa đi học vừa đi làm toàn thức đến tầm 2h đêm, nhưng được một thời gian sức khỏe bị giảm sút, sút đến 5kg, bố mẹ mình định không cho mình đi làm nữa, nhưng giờ mình đã ổn định được thời gian, muộn nhất là mình đi ngủ lúc 12h, nhưng thi thoảng mới muộn đến vậy”.

Số khác, không thức khuya vì học, sau gia nhập hội “cú đêm”, rất nhiều bạn sinh viên đến lớp với tình trạng gà gật, phờ phạc, vật vờ, thậm chí có những trường hợp nghỉ cả buổi học. Đó là chưa kể đến xuất hiện ở nài đường vào ban đêm, mức độ an toàn luôn ở trong mức báo động, dễ bị cám dỗ bởi những thói hư tật xấu, ảnh hưởng lớn  đến sức khỏe, công việc và kết quả học tập.

Thức khuya, cú đêm là có hại, điều này ai cũng biết, nhưng không dễ thay đổi, đa phần biện minh đó là căn bệnh khó chữa, là thói quen của hầu hết sinh viên và lười sửa. Mới đây, vlog mang tên: “Đến giờ ngủ thì làm gì?” của tác giả dudodut đăng tải trên Youtube đã gây xôn xao giới trẻ. Những hình ảnh trong clip đã nêu rõ nguyên nhân, hậu quả của việc trở thành “cú đêm”, mong muốn các bạn sinh viên hãy tôn trọng đồng hồ sinh học và giá trị cuộc sống của chính mình.


Cát Thy
PTK31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN