Đặc sản chùa Hương đầu mùa, dân Thủ đô "xếp hàng" chờ mua

(Sóng trẻ) - Được bán với mức giá bình dân, chỉ dao động từ 20.000-35.000 đồng/kg, đặc sản mơ chùa Hương đang được nhiều người săn đón.

Theo ghi nhận của PV, tại các chợ dân sinh trên địa bàn TP. Hà Nội, mơ chùa Hương hiện được rao bán với nhiều mức giá khác nhau, tùy theo loại quả. Quả mơ xanh có giá bán dao động từ 15.000 - 20.000 đồng/kg. Còn đối với loại mơ chín vàng ươm sẽ có giá từ 20.000 - 35.000 đồng/kg.

2.jpg
Mơ chùa Hương dao động từ 20.000-35.000 đồng/kg. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Theo các tiểu thương, mơ chùa Hương hay còn gọi là mơ Hương Tích, là giống mơ nổi tiếng thơm ngon bởi hạt nhỏ, cùi dày, vị chua nhẹ đặc biệt có mùi thơm dịu thoang thoảng. 

Nhập mơ vàng trực tiếp từ người quen tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội, anh Đỗ Văn Nghiệp, tiểu thương kinh doanh tại chợ Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, mỗi mùa mơ chùa Hương, anh thường nhập một lần vài tạ để trả dần đơn cho khách hàng.

“Cứ tầm tháng 4, tháng 5 là tôi sẽ nhập thêm mơ vàng chùa Hương về bán. Vì gia đình có người quen nên mới có mơ về liên tục để bán, chứ nhiều người muốn bán còn chẳng có hàng. Thậm chí, có những người còn đặt mua cách đây cả tháng khi quả vẫn còn nhỏ và xanh” - anh Nghiệp cho biết.

3.jpg
Mơ vàng đầu mùa bán chạy hơn hẳn các loại quả khác. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Tương tự, chị Trần Bảo Ngân - chuyên hàng bán đặc sản vùng miền ở Hà Đông (Hà Nội) cũng cho biết, thời điểm những người sành ăn thường săn mua mơ chùa Hương.

"Mơ chùa Hương dù chín vàng ươm nhưng quả vẫn cứng, không bị mềm, phù hợp để ngâm với đường làm nước mơ uống giải nhiệt mùa hè, hoặc lấy ngâm rượu. Do đó, mọi người thường đặt mua số lượng lớn, thậm chí có khách còn đặt luôn rượu mơ tôi ngâm", chị Ngân kể.

4.jpg
Nhiều người chọn mua mơ để ngâm với đường làm nước mơ uống giải nhiệt. Ảnh: Nguyễn Thúy.

“Khách sành ăn đa phần đều đặt mua từ 5-10kg, có người còn đặt 20kg về ngâm hoặc làm ô mai. Đến nay lượng đơn khách đặt lên tới hơn một tấn, tôi mới về được 3 chuyến để trả hàng dần”, chị Ngân cho biết thêm.

Có thói quen làm mơ ngâm đường và làm rượu mơ nên chị Phùng Yến Nhi (Hoàng Mai, Hà Nội), thừa nhận chị phải canh mua mơ chùa Hương từ lúc còn xanh. Bởi, nếu chậm mua, mơ chín mềm khi đem ngâm độ ngon sẽ kém đi.

“Năm nào cũng vậy, cứ đến đầu tháng 4, gia đình tôi sẽ tìm mua mơ để ngâm đường uống vào mùa hè. Tôi cũng đã thử ngâm những giống mơ khác, nhưng chỉ có quả mơ đặc sản chùa Hương mới đem lại vị ngon ngọt và mùi hương đặc biệt” - chị Nhi cho biết.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN