Đại tá, nhà văn Đặng Vương Hưng: Thành công gắn liền với đam mê và cái duyê

(Sóng trẻ)-Đại tá, Nhà văn Đặng Vương Hưng được biết đến là tác giả ý tưởng, người đam mê đi tìm những kỷ vật của một thời máu và hoa từ các cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc, người có duyên khơi nguồn cho sự ra đời của hàng trăm cuốn sách tư liệu vô giá.

7885a9bed_anh1.jpg 
Đại tá, nhà văn Đặng Vương Hưng chia sẻ về cái duyên sưu tầm

PV: Được biết đến là Tác giả ý tưởng, người khởi xướng và tổ chức nhiều Công trình tác phẩm “Sưu tầm và Giới thiệu” độc đáo và đặc biệt xuất sắc. Cơ  duyên nào đưa nhà văn đến với công việc này?

ĐVH: Tôi là người làm báo từ khi đi bộ đội vào những năm 1976 - 1977. Đặc biệt thời gian làm tờ An ninh thế giới, Văn nghệ công an năm 1995 -2005. Trong vòng 10 năm ấy, văn nghệ công an là ấn phẩm đầu tiên đưa ra những tư liệu, bao gồm những truyện thâm cung bí sử, hậu trường chính trị, các vị lãnh đạo của thế giới và trong nước được rất nhiều người chú ý. Nhận ra được giá trị của phần tư liệu. Đặc biệt, những năm cuối thập niên 90 đầu thập niên 2000, khi tôi viết một số bài phóng sự tư liệu trên tờ An ninh thế giới được xuất bản rất là lớn, có những số in đến gần triệu bản. Phóng sự tư liệu gần như đặc sản của tờ báo. 

Năm 2004, một nhà sưu tầm người Mỹ sang Việt Nam. Ông ấy có thú vui đi khắp thế giới để sưu tầm thư chiến tranh. Từ đó, tôi đặt ra câu hỏi: “Tại sao 1 người Mỹ đi khắp thế giới sưu tầm thư chiến tranh, vượt qua đại dương tới Việt Nam làm cuộc sưu tầm như thế, mình có làm được không?”. Sau đó, tôi trực tiếp tự tổ chức cuộc vận động sưu tầm và xuất bản cuốn sáchNhững lá thư nhật ký thời chiến Việt Nam”. Nhà sưu tầm người Mỹ  chỉ sưu tầm thư và làm với tư cách cá nhân còn tôi mở rộng cuộng sưu tầm thư và nhật ký, nhân danh nhóm nhà văn hội cựu chiến binh và đề nghị tất cả các bạn đồng nghiệp, cựu chiến binh, cựu cán bộ kháng chiến hướng tới các cuộc vận động này. 

Tôi nhờ rất nhiều đồng nghiệp báo chí gồm Công An nhân dân, Quân đội nhân dân, Tiền phong, Phụ nữ, Truyền hình việt Nam, Phát thanh, những báo lớn như Tuổi trẻ, Thanh niên giúp đỡ, tạo  hiệu ứng xã hội rất tốt. Thực chất nó động chạm đến nhu cầu xã hội có sẵn cho nên cuộc vận động trong thời gian rất ngắn 1, 2 tuần đã có hàng vạn lá thư, hàng nghìn cuốn sổ tay nhật ký gửi về.

Năm 2005, tôi xây dựng công trình “Tú sách mãi mãi tuổi 20”, hai cuốn gây được sự chú ý nhất  là “Nhật ký mãi 
mãi tuổi 20” của Nguyễn Văn Thạc và “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, được cộng đồng mạng xã hội, giới báo chí kể cả chính thống và các blog tạo thành các phong trào tiếp lửa truyền thống. 

Từ thành công của cuộc vận động sưu tầm và xuất bản “Những lá thư thời chiến” năm 2004 và 2005 với  loạt văn hóa sự kiện. Năm 2008, khi đã có kinh nghiệm, tôi phối hợp với nhóm công sứ nữa nêu ý tưởng cuộc vận động 
“Sưu tầm và giới thiệu kỷ vật kháng chiến” cho bảo tàng Quân đội do Bộ Quốc phòng tổ chức, được ngân hàng Bắc Á tài trợ 10 tỉ. Cuộc vận động tiến hành trong 3 năm, thu được khoảng hơn 1 vạn hiện vật . Bình thưởng phải mất 10 năm mới thu được từng ấy hiện vật. 

Thời hạn trong 4 năm (2012-2016), chúng tôi lại tiếp tục tổ chức thực hiện đề án, nêu ý tưởng cuộc vận động “Sưu tầm và tuyên truyền kỷ vật lịch sử công an nhân dân”. Vào tháng 8 này sẽ tổng kết. 

Từ những thứ ban đầu một người làm báo, làm sách, biết về tư liệu rất nhiều, nhận ra được giá trị của tư liệu và sau đó tổ chức những cuộc vận động như thế rất thành công. Và đó cũng là cái sự đam mê, cái duyên, bình thường rất khó làm được.

PV:Tuyển tập "Những lá thư thời chiến Việt Nam" và “ Tủ sách mãi mãi tuổi hai mươi” đều là những công trình sưu tầm gây được ấn tượng. Cuốn sách nào nhà văn cảm thấy hay và tâm đắc nhất?

ĐVH: Tất cả đều có một cái riêng. Bắt đầu khởi ngồn nguồn từ cuộc sưu tầm thư và nhật ký tạo được hiệu ứng xã hội rất lớn. Tôi nhớ, năm 2005, phong trào tiếp lửa mãi mãi tuổi 20 của đoàn thanh niên, cựu chiến binh rầm rộ lên và 2 cuốn sách “Mãi mãi tuổi 20” và “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đã được bộ văn hóa thông tin chọn là 1 trong 10 sự kiện lớn nhất của năm. Nếu bạn là người đọc tư liêụ và chịu để ý, sau 30 năm giải phóng thì thời điểm đó xuất bản rất khó khăn , sách chỉ in được mấy trăm bản nhưng 2 cuốn đó đã vượt lên ngưỡng hàng triệu bản in tạo được sự bứt phá. “Tủ sách mãi mãi tuổi 20” là công trình mà tôi tâm đắc nhất.

Từ những lá thư thời chiến , tập 1 rất đơn giản chỉ có khoảng 300 trang nhưng tạo hiệu ứng dư luận rất tốt vì lần đầu tiên có một cuốn sách như thế. Trước có bộ “Những lá thư đứng đầu Tổ quốc”, đó là thư của nhà nước đặt hàng, viết văn vẻ, rất hay, để tuyên truyền nhưng đây là thư của người dân bình thường viết không có nhà lãnh đạo, tuyên huấn nào can thiệp cả cho nên rất trung thục, được đánh giá cao. Sau thành công, anh trai của đồng chí Nguyễn Văn Thạc muốn có tập nhật ký như thế, ban đầu chỉ định photo lưu giữ truyền thống gia đình. Với con mắt của báo chí và kinh nghiệm, tôi thấy hay, liên quan nhiều nhân vật đặc biệt viết thay cho cả một thế hệ nên tôi đề nghị in thành sách. Tên nguyên của cuốn sách là “Chuyện đời”. Khi đang làm bản thảo, chị người yêu của đồng chí Nguyễn Văn Thạc và các bạn trẻ lớp 11, 12 đến chơi. Tôi cho các bạn đọc bản thảo và đều cảm thấy thích. Các bạn liền hỏi chị người yêu đồng chí Nguyễn Văn Thạc “Bác Như Anh ơi! thời bác yêu bác Thạc có giống chúng cháu bây giờ không?”. Hầu như, tất cả các chiến sĩ ngày đó đều ngã xuống tuổi 19, 20. Mãi mãi tuổi 20 - cái tên đắc địa từ gợi ý của các bạn trẻ, có chương trình truyền hình được thực hiện cùng tên. Sau đó hàng ngàn người đến NXB Thanh niên mua sách, in không kịp.

PV: Trong quá trình sưu tầm, hẳn đã có không ít trở ngại với nhà văn trước khi đến với thành công?

ĐVH:  Đây là công việc tự phát của một cá nhân. Thuận lợi, gần như động chạm tới nhu cầu có sẵn của người dân Việt Nam, nhu cầu trân trọng quá khứ, trân trọng lịch sử, trân trọng truyền thống. Hơn nữa được sự ủng hộ cao của bạn bè đồng nghiệp báo chí. Vì làm báo nhiều năm, bạn bè rất đông nên khi nêu ra biết mình vì cái chung, không vì lợi ích riêng tư, không vì mục đích kinh doanh cho nên người ta ủng hộ nhiều và nhiệt tình. 

Thế nhưng cũng có khó khăn. Thực ra ở Việt nam mình không có truyền thống lưu trữ, rất kém vì lưu trữ, mới gần đây mới có luật lưu trữ văn thư, bảo mật cho nên tư liệu mất mát rất nhiều. Thứ 2, những tư liệu về thư và nhật ký thời chiến là thể loại rất riêng tư và không phải người ta viết ra để xuất bản. Vì vậy sưu tầm những tư liệu mất mát nhiều, rất lâu rồi, làm mất rất nhiều công. Khó khăn nhất, đây là xã hội hóa, không có kinh phí. Sau này có kinh nghiệm, tôi đi vận động những nhà tài trợ lớn thông qua các mối quan hệ, nhiều ngồn hàng chục tỉ đồng. Kinh phí đó được bàn giao cho ban tổ chức, trước đây cuộc vận động Tủ sách mãi mãi tuổi 20 là hoàn toàn kinh phí xã hội hóa, tự thân vận động , xin ở chỗ này, chỗ kia, ai ủng hộ thì lấy. Hai cuốn sách có ngưỡng lớn nhất do NXB Thanh niên và Nhã Nam làm, tôi chỉ làm người nêu ý tưởng, họ làm họ thu lợi còn bản thân tác giả thì không.

PV: Vậy, bí quyết nào đã giúp nhà văn, trong mọi hoàn cảnh, vượt qua khó khăn, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và thành công với các công trình sưu tầm?

ĐVH: Tôi chẳng có bí quyết gì cả. Chính sự đam mê của nghề làm báo và sự ủng hộ của mọi người, bạn bè đã giúp tôi vượt qua những khó khăn. Hay nói đó là một cái duyên, và tôi thì đam mê với cái duyên ấy . 

PV: Qua các công trình có giá trị rất cao về nội dung tư tưởng và mang tính nhân văn sâu sắc. Thông điệp nhà văn muốn gửi gắm là gì?

ĐVH: Những giá trị kỷ vật do bảo tàng đánh giá, có hồ sơ khoa học, càng gắn với sự kiện nổi tiếng, nhân vật nổi tiếng thì có giá trị càng cao. Riêng mảng thư và nhật ký thời chiến, tôi có đem tặng cho một số đại biểu khoa học lịch sử thế giới do Viện Hàn lâm tổ chức năm nái.  Một số học giả người Pháp đánh giá rất cao tuyển tập đó và nói: “Đây là dạng bộ sử, nhân dân chép sử.”.  Các nhà lịch sử tìm được rất nhiều điều trong đó bởi  những thư và nhật ký đó hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu cá nhân. Người ta viết ra không để xuất bản và không nghĩ để in thành sách cho nên nó trung thực vô cùng. Bộ sử viết từ tâm trạng, tâm tư tình cảm của những cá nhân, những mảnh ghép của cuộc sống, của những cá nhân trước một trận đánh, sau sự hy sinh mất mát. Một người viết cho 2 người thậm chí viết cho chính mình, viết ra không biết gửi cho ai cả, không gần quân bưu, người ta chép bằng sổ tay. Không như bây giờ email viết vội viết vàng, náy rất nhanh click hoặc bấm nháy chuột nhưng thời bấy giờ không có, có thể nói thời bấy giờ viết thư  là sống chậm, suy nghĩ rất chắc, nghĩ đi nghĩ lại mới đặt bút. Bây giờ những bút tích, thư viết tay càng ngày càng hiếm bởi chúng ta có laptop, máy tính thậm chí dùng điện thoại thông minh. Thứ nữa, suy nghĩ của từng cá nhân viết cho  riêng mình, người thân nên không có gì thật hơn cả, viết cho lòng mình. Tất nhiên những cái chủ đề, cảm hứng hay  diễn đạt tình yêu ở thời điểm đó khác bây giờ , riêng lồng với chung, nhớ cho cả nước, yêu chung cho cả thế hệ , cái chung rất trong sáng, rất đẹp. 

Lịch sử được ghi chép qua những cá nhân rất hay. Sau này, lịch sử nhà nước ghi chép hay cơ quan kiểm duyệt (nhà nước đặt hàng) thông qua lăng kính của một nhà tuyên truyền đôi khi không còn khách quan và phong phú nên rất nhiều người nhìn dưới góc độ cá nhân. Chuyên gia nước nước nài đánh giá cao về công trình sưu tầm thư và nhật ký đó. Tôi rất mong sau này nếu có điều kiện những sinh viên khoa sử, xã hội nhân văn lấy công trình này làm luận văn tốt nghiệp, thậm chí thành đề tài nghiên cứu Thạc sỹ, Tiến sĩ.

PV: Tới đây, bạn đọc sẽ được đón đợi từ nhà văn những điều gì?

ĐVH: Tiếp tục sưu tầm tư liệu. Bởi vì đây gần như không phải độc quyền nhưng mình có duyên gắn bó với nó, làm công việc lặng lẽ. Gần đây tôi có tham gia cố vấn cho mảng tư liệu cho trương trình Giai điệu tự hào của VTV. Bắt đầu từ thứ 5 này, VTV bắt đầu lồng phần tư liệu gắn với những thư, nhật ký cho chương trình này.
Thông qua mạng xã hội Facebook, tôi đã nhận tư liệu từ nhiều bạn đọc gửi về. Từ  ảnh chống , bút tích của một trang thư hay đơn giản một chiếc phong bì từ trước kháng chiến chống pháp. Gần đây nhất, tôi có chuyến đi với Hội nhà văn lên bảo tang Bắc Sơn, họ giới thiệu ảnh chân dung liệt sĩ Hoàng Văn Thụ - nguyên Bí thư Xứ ủy Bắc kỳ một thời. Trước đây, ảnh Hoàng Văn Thụ hoàn toàn vẽ bằng tranh sơn dầu, tôi nghĩ đã là ảnh chân dung thì phải có bộ hồ sơ khoa học rất là vững, đưa lên mạng có rất nhiều ý kiến thật giả. Đó cũng là một công việc mà người ta tin tưởng gợi ý cho mình. Tôi đã góp phần để rất nhiều người kết nối lại với nhau không chỉ trong nước mà còn nước nài xác định ngồn gốc của ảnh. Sau này khi tôi làm tư liệu như thế với trợ giúp của báo chí và mạng xã hội, nhiều ý kiến ủng hộ khi tôi nêu bất cứ tư liệu nào .

CCB, Đại tá, Nhà văn Đặng Vương Hưng sinh ngày 28 tháng Chạp năm Đinh Dậu (tức ngày 15 tháng 2 năm 1958). Cha họ Đặng, mẹ họ Vương. Tổ quán: Hưng Yên. Sinh quán: xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Cựu Sinh viên Viết văn Nguyễn Du (Khoá III). Cử nhân Luật. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội...

Ông có nhiều năm phục vụ trong lực lượng vũ trang; làm báo, biên tập và xuất bản sách. Là người sáng lập, tổ chức điều hành và Chủ nhiệm đầu tiên của các website: www.lucbat.vn, www.tuhao.vn và www.kyvatlichsucand.vn; hiện mang quân hàm Đại tá Công an nhân dân.

Nhà thơ Đặng Vương Hưng là thành viên sáng lập và Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Mãi mãi tuổi 20. Người khởi xướng và tác giả ý tưởng "Cuộc vận động sưu tầm và tuyên truyền Kỷ vật lịch sử CAND (2012 - 2016); nguyên Trưởng Ban biên tập Sách Văn học Nhà xuất bản CAND.

NHỮNG CÔNG TRÌNH TÁC PHẨM TIÊU BIỂU TRONG LĨNH VỰC SÁNG TẠO KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CỦA NHÀ VĂN ĐẶNG VƯƠNG HƯNG:

Công trình Tổ chức cuộc vận động sưu tầm, biên soạn và xuất bản bộ sách “Những Lá thư và Nhật ký thời chiến Việt Nam”

Công trình sáng lập Tủ sách “Chuyện đời tôi” và tham gia tổ chức cuộc thi cho các phạm nhân toàn quốc viết tự truyện

Công trình khởi xướng và tổ chức Cuộc vận động “Sưu tầm và Giới thiệu” những kỷ vật kháng chiến (2008 - 2010)

Công trình sáng lập trang web cộng động Lục Bát Việt Nam và tổ chức Lễ hội Lục Bát hàng năm

Công trình khởi xướng và tổ chức Cuộc vận động “Sưu tầm và Tuyên truyền” Kỷ vật Lịch sử Công an nhân dân (2012 - 2015)

Công trình “Những trang sách vàng Công an nhân dân”

Nài những công trình tác phẩm tiêu biểu trong lĩnh vực sáng tạo Khoa học xã hội nêu trên, Nhà văn Đặng Vương Hưng đã cho xuất bản hơn 50 cuốn sách với nhiều thể loại. Đặc biệt, trong số đó có hơn 20 tác phẩm thuộc thể loại thư và nhật ký thời chiến của tủ sách “Mãi mãi tuổi 20” với những tư liệu vô giá về lịch sử và truyền thống dân tộc.

Bài và Ảnh: Văn Nam
Báo In K33 A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN