"Đất vàng" nên nhiều sai phạm?!

(Sóng trẻ) - Sự xuống cấp, “đắp chiếu” các hạng mục công trình là những gì mà khu liên hợp thể thao quốc gia (KLHTTQG) Mỹ Đình đang phải đối mặt hiện nay. Một số nơi đang rơi vào tình trạng bị “bỏ hoang” hoặc “biến tướng” chuyển sang các mục đích thương mại khác.

Công trình hàng chục triệu đô biến thành nơi… nuôi gà, nhốt chim!

KLHQG Mỹ Đình đặc biệt là sân vận động Mỹ Đình được biết đến như một biểu tượng thể thao sáng chói trong lòng người hâm mộ thể thao của cả nước nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Kinh phí đầu tư xây dựng lên đến 52.983 triệu đô la với SVĐ đa chức năng: sân bóng đá có kích thước 105m x 68m, kết hợp thi đấu điền kinh với 8 đường chạy vòng 400 m và 10 đường chạy thẳng 110 m, 2 sân nhảy cao, 2 sân ném tạ, ném lao, ném tạ xích, 2 khu nhảy sào kép, 2 khu nhảy xa kép. Tổng diện tích khu vực (1 sân chính, 2 sân tập): 17,5 ha.

Sân có 4 khán đài: khán đài phía Tây và phía Đông có 2 tầng, cao 25,8 m; khán đài phía Bắc và phía Nam có 1 tầng, cao 8,4 m. Xung quanh sân vận động có 419 phòng chức năng. Hệ thống chiếu sáng của sân gồm 355 bóng, được bố trí ở 4 cột, cao 54 m. Mái SVĐ nặng 2.300 tấn, khẩu độ 156m, đường kính 1,1m. Sức chứa 40.192 chỗ ngồi (450 ghế VIP, 160 ghế dành cho phóng viên báo chí) và là trung tâm của Liên hợp thể thao quốc gia Việt Nam.
Với quy mô rộng lớn được xây dựng với kinh phí khổng lồ sau những trận cầu kinh điển mà cả năm mới có vài lần thì SVĐ quốc gia đang bị “bỏ mốc”.

Sân bóng bị bỏ hoang, xuống cấp, trở thành nơi thả gà, nuôi chó, nhốt chim  không phải là cảnh tượng  mà chúng ta muốn thấy ở cái nơi được gọi là trung tâm thể thao của cả nước. Nhưng hiện tượng đó vẫn ngày ngày xảy ra ở đây, sự có mặt của “những vị khách không mời” này còn thường xuyên hơn cả những vận động viên, huấn luyện viên, người yêu thích thể thao. 

b07c8afd9_hong.jpg

Khu chơi bóng rổ đã trở nền tồi tàn hiu quạnh

845c5476e_nh_2.jpg

Nuôi chim, cây cối rậm rạp đã biến một phần SVĐ Mỹ Đình thành khu rừng thu nhỏ

845c5476e_nh_3.jpg

Gà chạy lăng xăng, chó sủa ing ỏi phía bên hông SVĐ Mỹ Đình làm mất cảnh quan

Quan sát toàn bộ SVĐ ta còn thấy nhiều khu đất bỏ trống, cỏ mọc rậm rạp, mà điển hình là khu đất ngay bên phải cổng ra vào rộng khoảng hơn hai trăm mét vuông.

Đi sâu vào bên trong SVĐ Mỹ Đình ta còn thấy xuất hiện các vết nứt ở đường vào của cửa số 1, 3, 4, 5, 7 khán đài C và cửa số 4 khán đài D, chiều dài khoảng từ 6 – 10m,  chiều rộng 1 - 8cm. 

aaa540a7f_nh_4.jpg

Các vết nứt sâu đã dẫn đến bong tróc những mảng xi măng của các bức tường

845c5476e_nh5.jpg

Hình ảnh không mấy ưa nhìn của SVĐ Mỹ Đình

Buôn bán, kinh doanh trá hình “mọc lên như nấm”

Vai trò là trung tâm thể dục thể thao của cả nước và khu vực của LHTTQG đang bị làm nhạt xóa mờ đi bởi việc “kiêm” thêm các vai trò mới như vui chơi giải trí, ăn uống với sự mọc lên nhan nhản các hàng ăn, khu ẩm thực, rạp chiếu phim, quán cà phê, karaoke… chứ  không phải là nơi dành cho những hoạt động thể thao.

Có thể thấy, SVĐ Mỹ Đình với chi phí xây dựng hàng trục triệu đô tưởng chừng sẽ đáp ứng được kì vọng của các người hâm mộ thể thao cả nước nhưng sau SEA Games 22 thì hàng năm cũng chỉ diễn ra vài trận đấu bóng đá quốc tế, vài sự kiện thể thao nổi bật... mục đích phục vụ thể thao bị thay thế bởi mục đích kinh doanh. Nơi đây tối đến trở nên nhộn nhịp bởi ánh sáng rực rỡ của các khung quảng cáo chuyên tổ chức tiệc cưới. Các hàng ăn, quán nhậu nhà nghỉ cũng đua nhau phô trương thu hút khách. 

Phía bên trong, rạp chiếu phim và khu cà phê, nghe nhạc, dịch vụ karaoke cũng tấp nập người ra vào. Hiện có hàng chục đơn vị liên doanh, liên kết hoặc thuê địa điểm tại KLHTTQG Mỹ Đình để làm kinh tế. Vô hình chung chức năng thể thao đã bị biến tướng làm chức năng kinh doanh du lịch.

845c5476e_nh6.jpg

Nhà hàng nằm trên mảnh “đất vàng”

aaa540a7f_nh_7.jpg

Ánh sáng lấp lánh của biển quảng cáo quán café – karaoke

Chuyện “cần thì xây”, “dùng một lần rồi bỏ” của các hạng mục thể thao đã được người dân, báo chí phản ánh và các cơ quan chức năng cam kết vào cuộc nhưng đâu vẫn hoàn đó. Trong khi ngành thể thao luôn kêu ca thiếu hụt kinh phí thì câu chuyện “bỏ hoang” các công trình hành chục triệu đô vẫn là một bài toán khó giải.

Hoàng Thị Hồng
Báo Mạng điện tử K33
                    
                                                       

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN