Nước sạch mà không sạch
(Sóng trẻ) - Lượng Asen (thạch tín) trong nước sinh hoạt của người dân tại chung cư N01 khu nhà ở Phú Mỹ (Mỹ Đình, Hà Nội) cho kết quả cao gấp 37 – 43 lần mức độ cho phép. Con số này đã khiến không ít người dân lo ngại cho tình hình sức khỏe của bản thân và gia đình mình.
Cả thành phố Hà Nội với nỗi lo nước nhiễm độc
Không phải ngẫu nhiên mà người dân trong khu chung cư N01 Phú Mỹ phát hiện nguồn nước bị nhiễm Asen quá quy định cho phép, mà chính trong thời gian sử dụng đã nhiều lần nguồn nước bị bẩn, đục. Cho tới cuối tháng 8, một người dân tại khu chung cư đã đem mẫu nước đi xét nghiệm và phát hiện nước bi nhiễm thạch tín cao gấp 37 lần mức cho phép. Mẫu nước gia đình anh Đào Thanh Ngọc (phòng 403) bị nhiễm thạch tín lên tới 43 lần mức cho phép. Các hộ dân khác theo đó cũng đưa mẫu nước đi kiểm tra và nhận được nhiều kết quả khác nhau, tuy nhiên Asen đều bị nhiễm ở mức cao.
Sau khi có kết quả xét nghiệm, hơn 100 hộ dân tại chung cư N01 không dám sử dụng nguồn nước qua trạm bơm do Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hà Nội cung cấp mà chuyển sang mua nước của Công ty Nước sạch Hà Nội.
Ngay giữa lòng thủ đô, người dân phải bỏ ra rất nhiều tiền để mua nhà và đóng đầy đủ các loại chi phí, với giá nước cung cấp bởi chủ đầu tư là gần 4000đ/khối nhưng chất lượng không đảm bảo an toàn. Người dân ở khu Phú Mỹ nói riêng và người dân Hà Nội nói chung vẫn đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của họ bởi nguồn nước nhiễm Asen với hàm lượng cao.
Đã có rất nhiều người lên tiếng yêu cầu chủ đầu tư giải quyết và cung cấp nguồn nước sinh hoạt sạch cho người dân, nhưng hiện tại vẫn chưa thấy được động thái nào của cơ quan chủ quản về vấn đề này.
Không chỉ có riêng khu Phú Mỹ đã và đang phải “cắn răng” chịu dùng nguồn nước bẩn mà từ nhiều năm nay, những khu vực nại thành Hà Nội như Nhổn, Xuân Phương vẫn chưa thực sự có nước sạch dùng trong sinh hoạt. Nước cung cấp cho người dân sử dụng ở đây chủ yếu là nước giếng khoan với giá 5000đ/khối. Nhiều năm qua, người dân vẫn sử dụng nguồn này để sinh hoạt hàng ngày. Cho tới khi báo chí đăng tải thông tin nguồn nước ở chung cư N01 khu đô thị Phú Mỹ bị nhiễm chất độc Asen thì những cư dân sinh sống trên địa bàn Hà Nội mới giật mình lo lắng cho sức khỏe của chính mình.
Bác Thúy (Hoa Bằng, Cầu Giấy, Hà Nội) lo lắng tâm sự: “Nhiều lần khi sử dụng nguồn nước thấy bẩn, đục nhưng bác chỉ nghĩ là do hệ thống cấp nước bị rỉ nên nước bị như vậy nên không mấy quan tâm. Nhưng khi biết được thông tin nguồn nước ở khu chung cư N01 Phú Mỹ bị nhiễm chất độc Asen đã khiến bác và cả gia đình vô cũng lo lắng”.
Những biện pháp tạm thời
Để “phòng bệnh” đối với nguồn nước bị nhiễm độc thì nhiều gia đình hay sinh viên ở khu trọ đã có những biện pháp cụ thể, thiết thực. Như bạn Thanh Tùng (sinh viên ở trọ tại làng Tân Mỹ, Mỹ Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Nước ở khu vực này phần nhiều là nước giếng khoan nên rất bẩn. Ở đây 3 năm và mình đã rút ra kinh nghiệm là không nên mặc áo màu trắng, vì chỉ sau một thời gian, áo của mình sẽ ngả sang màu vàng. Nước để nấu ở đây thường dùng là nước mưa và nước lọc đóng bình chứ nước “sạch” của chủ nhà thì không ai dám ăn”.
Hay theo kinh nghiệm của những gia đình anh Cương đã sống lâu năm ở Xuân Phương (Từ Liêm, Hà Nội) khuyên rằng mỗi gia đình nên có một bình lọc nước riêng dùng để nấu ăn và đun nước uống. Nước sạch cũng chỉ dùng trong nhu cầu sinh hoạt cần thiết, chứ nó không thể đảm bảo cho sức khỏe của mình.
Trước hiện trạng nước bị nhiễm độc quá lớn, để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và gia đình, mỗi người cần có biện pháp “sống chung với lũ” như những gia đình hoặc những sinh viên như đã nói ở trên. Đó chỉ là biện pháp tình thế, về lâu dài cần lắm sự vào cuộc, giúp đỡ của các cơ quan chức năng để Hà Nội có được nguồn nước đảm bảo phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân.
Cả thành phố Hà Nội với nỗi lo nước nhiễm độc
Không phải ngẫu nhiên mà người dân trong khu chung cư N01 Phú Mỹ phát hiện nguồn nước bị nhiễm Asen quá quy định cho phép, mà chính trong thời gian sử dụng đã nhiều lần nguồn nước bị bẩn, đục. Cho tới cuối tháng 8, một người dân tại khu chung cư đã đem mẫu nước đi xét nghiệm và phát hiện nước bi nhiễm thạch tín cao gấp 37 lần mức cho phép. Mẫu nước gia đình anh Đào Thanh Ngọc (phòng 403) bị nhiễm thạch tín lên tới 43 lần mức cho phép. Các hộ dân khác theo đó cũng đưa mẫu nước đi kiểm tra và nhận được nhiều kết quả khác nhau, tuy nhiên Asen đều bị nhiễm ở mức cao.
Kết quả xét nghiệm mẫu nước của người dân cho thấy hàm lượng Asen cao gấp 43 lần cho phép.
(Nguồn Internet)
(Nguồn Internet)
Sau khi có kết quả xét nghiệm, hơn 100 hộ dân tại chung cư N01 không dám sử dụng nguồn nước qua trạm bơm do Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hà Nội cung cấp mà chuyển sang mua nước của Công ty Nước sạch Hà Nội.
Ngay giữa lòng thủ đô, người dân phải bỏ ra rất nhiều tiền để mua nhà và đóng đầy đủ các loại chi phí, với giá nước cung cấp bởi chủ đầu tư là gần 4000đ/khối nhưng chất lượng không đảm bảo an toàn. Người dân ở khu Phú Mỹ nói riêng và người dân Hà Nội nói chung vẫn đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của họ bởi nguồn nước nhiễm Asen với hàm lượng cao.
Đã có rất nhiều người lên tiếng yêu cầu chủ đầu tư giải quyết và cung cấp nguồn nước sinh hoạt sạch cho người dân, nhưng hiện tại vẫn chưa thấy được động thái nào của cơ quan chủ quản về vấn đề này.
Không chỉ có riêng khu Phú Mỹ đã và đang phải “cắn răng” chịu dùng nguồn nước bẩn mà từ nhiều năm nay, những khu vực nại thành Hà Nội như Nhổn, Xuân Phương vẫn chưa thực sự có nước sạch dùng trong sinh hoạt. Nước cung cấp cho người dân sử dụng ở đây chủ yếu là nước giếng khoan với giá 5000đ/khối. Nhiều năm qua, người dân vẫn sử dụng nguồn này để sinh hoạt hàng ngày. Cho tới khi báo chí đăng tải thông tin nguồn nước ở chung cư N01 khu đô thị Phú Mỹ bị nhiễm chất độc Asen thì những cư dân sinh sống trên địa bàn Hà Nội mới giật mình lo lắng cho sức khỏe của chính mình.
Bác Thúy (Hoa Bằng, Cầu Giấy, Hà Nội) lo lắng tâm sự: “Nhiều lần khi sử dụng nguồn nước thấy bẩn, đục nhưng bác chỉ nghĩ là do hệ thống cấp nước bị rỉ nên nước bị như vậy nên không mấy quan tâm. Nhưng khi biết được thông tin nguồn nước ở khu chung cư N01 Phú Mỹ bị nhiễm chất độc Asen đã khiến bác và cả gia đình vô cũng lo lắng”.
Những biện pháp tạm thời
Để “phòng bệnh” đối với nguồn nước bị nhiễm độc thì nhiều gia đình hay sinh viên ở khu trọ đã có những biện pháp cụ thể, thiết thực. Như bạn Thanh Tùng (sinh viên ở trọ tại làng Tân Mỹ, Mỹ Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Nước ở khu vực này phần nhiều là nước giếng khoan nên rất bẩn. Ở đây 3 năm và mình đã rút ra kinh nghiệm là không nên mặc áo màu trắng, vì chỉ sau một thời gian, áo của mình sẽ ngả sang màu vàng. Nước để nấu ở đây thường dùng là nước mưa và nước lọc đóng bình chứ nước “sạch” của chủ nhà thì không ai dám ăn”.
Sử dụng máy lọc nước để hạn chế chất độc trong nguồn nước sinh hoạt hàng ngày.
(Nguồn Internet)
(Nguồn Internet)
Hay theo kinh nghiệm của những gia đình anh Cương đã sống lâu năm ở Xuân Phương (Từ Liêm, Hà Nội) khuyên rằng mỗi gia đình nên có một bình lọc nước riêng dùng để nấu ăn và đun nước uống. Nước sạch cũng chỉ dùng trong nhu cầu sinh hoạt cần thiết, chứ nó không thể đảm bảo cho sức khỏe của mình.
Trước hiện trạng nước bị nhiễm độc quá lớn, để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và gia đình, mỗi người cần có biện pháp “sống chung với lũ” như những gia đình hoặc những sinh viên như đã nói ở trên. Đó chỉ là biện pháp tình thế, về lâu dài cần lắm sự vào cuộc, giúp đỡ của các cơ quan chức năng để Hà Nội có được nguồn nước đảm bảo phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân.
Nhóm sinh viên
Hà Anh, Nguyễn Thúy, Hà Trang, Nguyễn Phương
Hà Anh, Nguyễn Thúy, Hà Trang, Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục
Bình luận