Đề thi tổ hợp Khoa học xã hội: ‘Dễ thở’ nhưng vẫn đủ sức phân hóa thí sinh

(Sóng trẻ) – Sáng nay (10/8), sau khi kết thúc bài thi tổ hợp khoa học xã hội (KHXH), tâm trạng chung của các thí sinh khá thoải mái, trong đó nhiều em cho biết đề thi vừa sức và bám sát cấu trúc của đề minh họa.

Đúng 9h35 sáng ngày 10/8, các thí sinh kết thúc môn thi tổ hợp khoa học xã hội (bao gồm các môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân) trong khoảng thời gian làm bài 150 phút, kết thúc 3/4 chặng đường của Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Theo số liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), số lượng thí sinh đăng ký tham dự bài thi tổ hợp KHXH là 498.516, chiếm hơn 50% tổng số thí sinh dự thi.

95f490786_i20200810103350.jpg

95f490786_i20200810103409.jpg

Các sĩ tử đồng loạt bước ra khỏi trường thi trong tâm thế thoải mái và phấn khởi

Theo nhận định nhiều giáo viên tại Hà Nội, đề thi Khoa học xã hội được đánh giá phù hợp với mục đích tốt nghiệp, vừa sức với thí sinh và vẫn có những phần mang tính phân hóa cao. Đề thi tổ hợp KHXH năm nay vẫn giữ nguyên cấu trúc với đề minh họa được Bộ GD&ĐT đưa ra trước đó, kiến thức chủ yếu tập trung 90% vào lớp 12 và 10% còn lại thuộc chương trình lớp 11.

Đánh giá về đề thi môn Lịch sử, cô Bùi Thị Khánh Ly, giáo viên trường THPT Phạm Hồng Thái (Hà Nội) cho biết: “Đề thi môn Lịch sử năm nay nhìn chung khá dễ đối với học sinh, rất phù hợp với mục đích xét tốt nghiệp. Với mức độ này, thí sinh không khó để đạt điểm trên trung bình, dễ dàng lấy được 8 điểm đối với các bạn chăm chỉ và điểm giỏi đối với các thí sinh thiên về các môn xã hội như khối C hay D78. Bài thi tập trung vào kiến thức lớp 12, chỉ có một câu hỏi vận dụng cao thuộc nội dung kiến thức lớp 11. Tuy nói là dễ thở nhưng đề cũng có tính phân hóa nhất định khi có đến 2 điểm là vận dụng và vận dụng cao (tương đương 8 câu hỏi khó) đòi hỏi sự hiểu biết, tư duy và kết hợp kiến thức của thí sinh”.

Cô Lê Thị Nguyệt, giáo viên trường THPT Phạm Hồng Thái (Hà Nội) đánh giá về đề thi môn Giáo dục công dân đảm bảo đủ 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Theo đánh giá của cô, đề thi năm khá dễ thở, cấu trúc và mức độ tương đương so với năm 2019. Bên cạnh đó, các câu hỏi trong đề thi bao quát toàn bộ nội dung chương trình nhằm tránh việc học lệch, học tủ của các thí sinh. Cô dự đoán đề thi năm nay sẽ dao động ở ngưỡng từ 7 đến 8 điểm, những học sinh khá, giỏi có thể làm hết các câu phân loại điểm 9 và để đạt điểm giỏi là tương đối khó khi có đến 10 câu vận dụng cao.

“Nội dung của các câu hỏi bao gồm lý thuyết và bài tập tình huống, đặc biệt những câu giải quyết tình huống mang tính thời sự và phù hợp với tình hình thực tế khi diễn biến của dịch COVID-19 đang là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Nài ra, đề thi cũng cập nhật cụ thể những vấn đề mang tính chất toàn cầu như ô nhiễm môi trường được giáo dục, tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh bằng việc các bạn nhỏ chủ động dọn rác làm sạch môi trường sống (mã đề thi 312, câu 116)”.

Là một trong những thí sinh ra khỏi phòng thi đầu tiên, em Nguyễn Phương Hà Trang, thí sinh có dự định thi vào Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Cấu trúc của đề thi 3 môn trong tổ hợp KHXH không có nhiều thay đổi và nội dung cũng dễ thở hơn so với năm 2019. Tâm trạng của em khá thoải mái sau khi hoàn thành bài thi tổ hợp và mong muốn đạt điểm trên trung bình mỗi môn KHXH”. 

95f490786_i_20200810_105453.jpg

Em Nguyễn Phương Hà Trang, thí sinh có dự định thi vào Đại học Quốc gia Hà Nội rất tự tin sau khi hoàn thành bài thi tổ hợp KHXH

Trao đổi với PV, thí sinh Nguyễn Ngọc Huyền, học sinh trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) cho biết: “Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên em nghĩ đề thi KHXH năm nay dễ hơn so với năm nái, các câu hỏi khó ít và tập trung nội dung cơ bản ở các câu nhận biết – thông hiểu. Các câu hỏi phù hợp với mục đích xét tốt nghiệp nên theo em, chỉ có từ 5 đến 6 câu ở mức độ vận dụng và vận dụng cao mang tính phân loại thích sinh theo sức học”.

1a4cf0db2_i20200810104105.jpg

Em Nguyễn Ngọc Huyền, học sinh trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) chia sẻ niềm vui làm tốt bài thi 3 môn KHXH

“Sau khi hoàn thành xong bài thi tổ hợp KHXH, em thấy rất nhẹ nhõm và thoải mái, em tin rằng điều đó tiếp tục tạo động lực để em hoàn thành môn thi cuối cùng là Nại ngữ trong chiều nay (10/8)”, em Huyền cho biết thêm.

Theo những chia sẻ của em Đoàn Duy Khánh, học sinh trường THPT Phạm Hồng Thái (Hà Nội), 2 nguyện vọng đầu tiên của em trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét trúng tuyển Đại học là Đại học Kinh tế Quốc dân và Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngành Truyền thông đại chúng. Sau khi hoàn thành xong bài thi KHXH, em thấy rất mệt vì phải trải qua liên tiếp 3 bài thi thuộc các môn xã hội trong thời gian 150 phút và chiều nay sẽ hoàn thành nốt môn thi cuối cùng là Tiếng Anh.

Chia sẻ với PV, em Khánh cho biết: “Em thực sự thấy mệt khi phải làm liên tục 3 môn thi trong khi thời tiết nài trời cũng rất nắng nóng. Trong bài thi tổ hợp, đối với em môn Lịch sử là môn thi khó nhất, em chỉ làm được khoảng 7 đến 8 câu, còn lại đều khoanh bừa nên em chỉ mong sẽ qua điểm liệt. Môn thi em tự tin nhất là Giáo dục công dân, em chắc chắn làm đúng đến 90% môn này trong 3 môn xã hội”.

1a4cf0db2_i20200810105145.jpg

Thí sinh Đoàn Duy Khánh, học sinh trường THPT Phạm Hồng Thái (Hà Nội) bày tỏ sự mệt mỏi khi trải qua bài thi KHXH gần 3 tiếng

Theo những nhận định từ phía các giáo viên, học sinh, đề thi tổ hợp khoa học xã hội nhìn chung vẫn giữ nguyên cấu trúc so với năm 2019, đề tập trung vào phần kiến thức cơ bản với 70% là các câu nhận biết – thông hiểu, khoảng 20% vận dụng thấp và khoảng 10% là vận dụng cao. Mặc dù đề thi được đánh giá khá vừa sức nhưng 10 câu hỏi cuối cùng vẫn sẽ là những câu phân loại sức học, đòi hỏi thí sinh phải vận dụng kết hợp nhiều kiến thức để đạt điểm 9,10.

Chiều nay (10/8), thí sinh trên khắp cả nước sẽ tham gia dự thi môn Nại ngữ - môn thi cuối cùng trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Phương Anh



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN