Đền Kim Liên - ngôi đền thiêng trong “Thăng Long tứ trấn”

(Sóng trẻ) - Đền Kim Liên (hay còn gọi là đền Cao Sơn), nay thuộc phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội, là một trong “Thăng Long tứ trấn” của kinh thành Thăng Long xưa. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với truyền thuyết về vị thần Cao Sơn mà còn về lối kiến trúc xưa, mang đậm bản sắc dân tộc. 
Một trong “Thăng Long tứ trấn”

“Thăng Long tứ trấn” được nhân dân quan niệm là bốn ngồi đền thiêng trấn giữ bốn hướng Đông Tây Nam Bắc của thành Thăng Long, bao quanh kinh thành, bảo vệ kinh thành ngay từ vòng nài khi bị trực tiếp đe dọa. 

Đền Kim Liên là trấn phía nam trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, có từ thời vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), gồm bốn ngôi đền: đền Bạch Mã, thờ thần Long Đỗ (phía Đông); đền Voi Phục, thờ thần Linh Lang Đại Vương (phía Tây); đền Quán Thánh, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ (phía Bắc) và đền Kim Liên, thờ thần Cao Sơn đại vương (phía Nam). Ngôi đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI, XVII.

 40701e6fe__mg_2941.jpg
Đền Kim Liên là trấn phía Nam của kinh thành Thăng Long xưa
Truyền thuyết về thần Cao Sơn
Đền Kim Liên thờ thần Cao Sơn, tương truyền rằng đây là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ, một trong 50 người con theo mẹ lên núi. Thần Cao Sơn đã cùng Sơn Tinh (Thánh Tản Viên) chống lại Thủy Tinh mang lại sự bình yên cho nhân dân trăm họ.
 Sử sách do sử thần Lê Trung soạn năm 1510 còn ghi lại rằng khi vua Lê Tương Dực cầm quân dẹp loạn, khôi phục cơ nghiệp vua Lý Thái Tổ, đến địa phận huyện Phụng Hóa (nay là xã Văn Phương, Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) thì thấy có ngôi đề cổ ghi bốn chữ “Cao Sơn đại vương”. Vua bèn khẩn cầu thần phù trợ, quả nhiên, chỉ sau mười ngày đại sự đã thành công. Nhằm nhớ ơn thần đã ngầm giúp dẹp loạn ở Đông Đô, vua cho xây dựng đền ở Thăng Long thời bấy giờ. 
Trong đền hiện đang lưu giữ tấm bia đá “Cao Sơn đại vương thần từ bi minh” ca ngợi công lao của vị thần này và 39 đạo sắc phong cho thần. Tấm bia do sử thần Lê Tung soạn năm Canh Ngọ - Hồng Thuận thứ ba (tức năm 1510) có nội dung: “Cao Sơn lừng danh/Vòi vọi oai linh/Hễ cầu tất ứng/Ban khắp ơn lành/Ban thời vận rủi/Trời sinh Thánh Minh”.
 0a954554c__mg_2964.jpg
Tấm bia đá – di vật quan trọng nhất tại đề Lim Liên

Kiến trúc ngôi đền

Đền Kim Liên nằm trên gò đất cao quay về hướng nam của kinh thành Thăng Long. Cổng đình và cửa chính hiệu đều hướng về phía Tây, trông ra đầm Kim Liên (nay đã bị lấp đi để làm đường vành đai 1)

 40701e6fe__mg_2943.jpg
Cổng vào đền Kim Liên

 40701e6fe__mg_2945.jpg
Lư hương đặt trước ngôi đền

Đền có kết cấu chữ “Đinh”  (T) gồm bái đường năm gian với kiểu dáng kiến trúc truyền thống .Tòa bái đường phần khung cột sơn son thếp vàng, có nhiều bức chạm với kĩ thuật tinh xảo với nhiều đề tài phong phú. 

0a954554c__mg_2960.jpg
Một bức chạm sơn son thếp vàng, vô cùng tinh xảo trong tòa bái đường

Hậu cung của đền  là một nếp nhà ba gian dọc, xây gạch trần lượp mái ngói ta, là nơi thờ thần Cao Sơn đại vương và hai nữ thần phối hưởng là Tôn nữ Động Hồ Trưng Vương (công chúa con gái vua Lê) và Huệ Minh công chúa.

 40701e6fe__mg_2953.jpg
Ban thờ thần Cao Sơn đại vương

0a954554c__mg_2954.jpg 
Trong đền còn đặt long ngai và các đồ tế khí.

Nài Cao Sơn đại vương trong đền còn thờ Tam Phủ, thờ Mẫu và thờ Hồ Chí Minh.
 
 0a954554c__mg_2956.jpg

fc57a6ba7__mg_2951.jpg
Ban thờ Tam phủ và thờ Hồ Chí Minh trong đền

Với lối kiến trúc đặc tưng, đôc đáo mang đạm bản sắc dân tộc  cùng với những di vật vô giá, đền Kim Liên đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia cần được trân trọng và bảo tồn. 

40701e6fe__mg_2952.jpg
Giấy chứng nhận đền Kim Liên là di tích quốc gia

Bài: Hồng Nhung
Ảnh: Thanh Nga – BMĐT 33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN