Dẹp vỉa hè: Cứ hở ra là bị tái chiếm

(Sóng Trẻ) - Sau thời gian ra quân quyết liệt “đòi” lại vỉa hè, đến nay, nhiều phường, quận trên địa bàn của Thủ đô tiếp tục tái diễn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường với mục đích phục vụ kinh doanh, dừng đỗ xe sai quy định.

Tái chiếm vỉa hè để xe, buôn bán

Có mặt tại khu vực phố cổ Hà Nội như Hàng Buồm, Mã Mây, Đào Duy Từ, Ô Quan Chưởng, Hàng Mã, Hàng Bạc... phóng viên ghi nhận thực tế tình trạng lấn chiếm vỉa hè vẫn tái diễn. Cụ thể, ở hầu hết vỉa hè các tuyến phố này gần như đều có sự xuất hiện của các quầy kệ thực phẩm, quần áo, giày dép, quán ăn bày biện hàng hóa ngay phía dưới vỉa hè. Việc ngang nhiên chiếm dụng trên của một chủ cơ sở kinh doanh, tiêu thương cùng với việc để bừa bãi các phương tiện giao thông xe máy, xe đạp. Do đó, người đi bộ chỉ còn cách bắt chấp nguy hiểm đi xuống lòng đường.
 
8d0805ec3_anh_4.jpg
Hoa quả, phương tiện chiếm hết lối đi đẩy người đi bộ xuống lòng đường
 
8d0805ec3_anh_5.jpg
Đại lý bia - rượu - nước giải khát tại số 34 Đào Duy Từ không chỉ lấn vỉa hè mà còn lấn ra lòng đường

Tình trạng này cũng tương tự tái diễn trên nhiều tuyến phố của các quận, huyện khác như Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân); Xuân Thủy, Cầu Giấy (quận Cầu Giấy), các hộ kinh doanh tại đây vô tư kê bàn ghế, để xe, phương tiện lấn chiếm vỉa hè. Điều đáng nói là hàng ngày, trên các tuyến phố Hà Nội, đội trật tự đô thị vẫn thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm, lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường đảm bảo an toàn giao thông. Nhưng dường như cuộc chiến “trả lại” vỉa hè cho người đi bộ là một bài toán nan giải. Nhiều cơ sở kinh doanh bị phạt hôm nay, ngày mai việc lấn chiếm lại tái phát, hoặc lúc nào xe tuần tra công an đến thì trật tự, vắng công an thì đâu lại vào đó.

Ông Nguyễn Tuấn Tùng, bức xúc: “Mấy tháng trước quận ra quân quyết liệt nên bộ mặt đô thị thông thoáng thấy rõ. Gần đây, chiến dịch tạm lắng thì người dân tái lấn chiếm trở lại. Điều đáng nói là cả một tuyến đường thông thoáng chỉ có vài hộ công khai bày bán cả ngày, trông rất chướng mắt mà chẳng thấy cơ quan chức năng xử lý”.

Tương tự, tại tuyến đường Nguyễn Trãi, đoạn từ ngã tư Tôn Thất Tùng nhiều hộ kinh doanh ăn uống về đêm vẫn bày bán trên vỉa hè và để xe máy, ô tô của khách đậu dưới lòng lề đường. Rất nhiều người dân và hộ kinh doanh ở các quận nói trước đây khi các đợt ra quân xử lý trật tự vỉa hè diễn ra rầm rộ, họ đã tự tháo dỡ các vật dụng lấn chiếm. Nhưng nay thấy “tình hình im ắng”, họ bày ra trở lại.

8d0805ec3_anh_6.jpg
Tại ngõ 320, đường Khương Đình, phường Hạ Đình (Thanh Xuân), hơn chục chiếc ôtô đỗ thành dãy dài dưới lòng đường. 

Cơ quan chức năng

Trước tình hình lòng lề đường bị tái lấn chiếm, ông Nguyễn Đức Chung - chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng do một số người dân vẫn chưa có ý thức trong việc hỗ trợ cơ quan chức năng tổ chức, lập lại trật tự lòng lề đường. “Nói lực lượng chức năng không xuống đường kiểm tra là không đúng, thời gian qua quận vẫn luôn chỉ đạo và đôn đốc các phường hằng tuần vẫn đều đặn xuống đường, kiểm tra xử lý tình trạng vi phạm. Riêng quận và đoàn liên ngành một tuần vẫn có hai ngày xuống đường để làm công tác lập lại trật tự lòng lề đường. Thời gian tới quận và các phường vẫn tiếp tục xuống đường” – ông Đức  Chung nói.

Chủ trương “đường thông, hè thoáng” của Hà Nội có thể nói nhận được rất nhiều sự đồng tình ủng hộ của người dân, cũng như dư luận xã hội. Thế nhưng, cách thực hiện ở đâu đó vẫn chưa nghiêm túc, hoặc có nơi còn buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát. Để chiến dịch dẹp vỉa hè thực sự phát huy hiệu quả, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân, thì công tác ra quân kiểm tra, giám sát và xử phạt phải được thực thi nghiêm minh.

 Theo Nghị định 46/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi bán hàng rong trên lòng đường đô thị, các tuyến phố có quy định cấm bán hàng; đối với các cá nhân phạt từu 500.000 đến 1 triệu; giữ xe ở lòng đường , hè phố: Phạt đến 30 triệu đồng.

Minh Phương

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN