“Đi tìm Đại vương – Chúa Chổm” vở kịch cũ mà mới

(Sóng trẻ) - Tối 26/10, tại Rạp Hồng Hà (số 51A Đường Thành, Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra đêm báo cáo vở “Đi tìm Đại vương – Chúa Chổm” của Nhà hát Cải lương Hà Nội. Nhằm giảm bớt sự nặng nề, chậm chạp của sân khấu truyền thống, vở diễn là kết tinh của những nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong nghệ thuật của các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát.

Tham dự đêm diễn có sự hiện diện của Lãnh đạo Sở Văn hóa Hà Nội cùng các nghệ sĩ, diễn viên kỳ cựu của sân khấu cải lương như: NSƯT Nhật Minh, Nghệ sĩ Phương Khanh,… Đặc biệt là sự góp mặt của đông đảo khán giả mộ điệu cải lương đến ủng hộ tinh thần cho các nghệ sĩ.

490d98de6_khan_gia.jpg

Đông đảo khán giả đến thưởng thức vở diễn

Phát biểu khai mạc đêm diễn, Nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh, Phó Giám đốc điều hành Nhà hát Cải lương Hà Nội có gửi lời cảm ơn sâu sắc đến đông đảo khán giả đã tới và ủng hộ tinh thần của các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát. Đồng thời, ông gửi lời chúc đến toàn thể nghệ sĩ, diễn viên và các bộ phận hỗ trợ có một đêm diễn thật thành công tốt đẹp.

490d98de6_pham_ba_chinh.jpg

Nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh phát biểu khai mạc đêm diễn

Vở “Đi tìm Đại vương” hay còn có tên gọi khác là “Chúa Chổm” do NSND Tuấn Hải làm đạo diễn. Vở được NSƯT Thanh Vân chuyển thể cải lương từ kịch bản của tác giả Nhật Linh với âm nhạc do NSND Hoàng Anh Tú điều hành. NSND Lê Sơn chịu trách nhiệm thiết kế mĩ thuật. Nghệ sĩ Diệu Linh cùng võ sư Út Nguyễn biên đạo múa.

490d98de6_phan_canh_2.jpg
490d98de6_pc.jpg
490d98de6_phan_canh.jpg

Một số phân cảnh trong vở diễn

Đạo diễn, NSND Tuấn Hải cho biết: “Đi tìm Đại vương là vở diễn pha cổ tích, huyền thoại và giai thoại dân gian nên mang rất nhiều màu sắc huyền bí. Chúng tôi không đặt nặng vấn đề lịch sử mà muốn gợi cho khán giả nhớ đến những nét của Thăng Long xưa bởi Chúa Chổm nổi tiếng với rất nhiều giai thoại về Thăng Long, về phố Cấm Chỉ, về “đi chữ đại, lại chữ vương”, về “sông Tô cờ son nón sắt”,…

Vở diễn được NSND Tuấn Hải và các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Cải lương Hà Nội chăm chút rất tỉ mỉ cả phần nghe lẫn phần nhìn. NSND Thanh Hương – Phó trưởng đoàn Kim Phụng, Nhà hát Cải lương Hà Nội chia sẻ: “Đây là vở diễn thứ hai của Nhà hát trong năm 2019. Hồi đầu năm, Nhà hát cũng có dựng một chùm hài kịch ngắn mang hơi hướng hiện đại. Cả hai vở diễn đều có sự cải cách, thay đổi để có thể đến gần hơn với khán giả. Sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả với chùm kịch ngắn Tình yêu qua mạng – Sếp vợ - Bệnh quảng cáo là những tín hiệu rất đáng mừng. Hy vọng với vở diễn đêm nay, chúng tôi cũng sẽ nhận được sự hài lòng như thế từ khán giả. Là một người nghệ sĩ, không gì tuyệt vời hơn những tràng pháo tay từ hàng ghế khán giả bên dưới”.

d7983d6bc_nsnd_thanh_huong.jpg
d7983d6bc_th.jpg
d7983d6bc_nsnd.jpg
d7983d6bc_nsth.jpg

NSND Thanh Hương trong số phân cảnh của vở diễn

Cô Đỗ Thị Tâm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) – Một trong những khán giả đến sớm nhất đêm diễn bày tỏ: “Tôi biết đến vở diễn qua lời giới thiệu của Đạo diễn Tuấn Hải nên hôm nay tôi đã đến thật sớm để thưởng thức. Tôi rất bất ngờ. Phong cách dàn dựng thật mới lạ, cùng với sự đầu tư chất xám và công sức của các nghệ sĩ mà khán giả được thưởng thức một chương trình nghệ thuật đẹp như cảnh thần tiên vậy. Đẹp quá. Thật đúng là các nghệ sĩ của nhân dân”.

Vở diễn “Đi tìm Đại vương – Chúa Chổm”, với sự đầu tư tâm huyết cùng việc lao động nghệ thuật hết mình và đầy sáng tạo, đêm công diễn của Nhà hát Cải lương Hà Nội đã đem đến cho đông đảo khán giả những trải nghiệm mới mẻ và vô cùng tuyệt vời.

Phương Thảo

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN