"Đô thị không có di sản là đô thị mất trí nhớ"

(Sóng trẻ) - Đây là phát biểu của Tiến sĩ, Kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Đức Vinh trong buổi tọa đàm “Di sản kiến trúc thời bao cấp - Duy trì và phát triển” diễn ra chiều ngày 15/11 tại Rạp Khăn Quàng Đỏ, Cung Thiếu nhi Hà Nội.

Tọa đàm có sự tham gia của KTS Lê Thành Vinh (nguyên Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích), KTS.HS Vũ Hiệp (người chuyên nghiên cứu về lý luận kiến trúc và mỹ thuật), TS.KTS Nguyễn Đức Vinh (giảng viên Đại học Xây dựng Hà Nội với chuyên môn về tái phát triển các công trình công cộng thời bao cấp ở Hà Nội).

Mở đầu sự kiện, KTS.HS Vũ Hiệp khẳng định trong thời bao cấp, Hà Nội đã có nhiều công trình nổi tiếng, để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử kiến trúc của Thủ đô như khu tập thể Kim Liên, Trung Tự, các nhà máy dệt, cơ khí, thuốc lá, xà phòng và các công trình công cộng quan trọng như Đại học Bách khoa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Cung văn hóa Thiếu nhi Hà Nội… 

KTS.HS Vũ Hiệp nhấn mạnh giá trị to lớn của các công trình kiến trúc thời bao cấp ở Hà Nội. (Ảnh: Gia Thịnh)
KTS.HS Vũ Hiệp nhấn mạnh giá trị to lớn của các công trình kiến trúc thời bao cấp ở Hà Nội. (Ảnh: Gia Thịnh)

 

Chia sẻ về giá trị của di sản kiến trúc thời bao cấp ở Hà Nội, ông nhận định: “Các công trình này mang nhiều giá trị kiến trúc, đại diện cho hai phong cách hiện đại xã hội chủ nghĩa tiền kỳ và hiện đại xã hội chủ nghĩa nói chung. Thêm nữa, giá trị khoa học - kỹ thuật cũng được thể hiện rõ rệt qua công nghệ bê tông và lối kiến trúc sinh khí hậu”.

Ngoài ra, KTS.HS Vũ Hiệp cũng cho rằng, các công trình này còn củng cố bản sắc kiến trúc Việt Nam, kiến tạo xã hội, là biểu tượng cho một đất nước độc lập, thoát khỏi ách đô hộ thực dân và bước đầu góp phần hòa giải dân tộc giai đoạn sau năm 1975.

Nối tiếp buổi tọa đàm, KTS Lê Thành Vinh cho biết, dù có nhiều giá trị, nhưng chức năng của nhiều công trình kiến trúc thời bao cấp không còn phù hợp với nhu cầu xã hội hiện đại. Một số công trình đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng và thuộc nhóm có mức ưu tiên thấp trong các đối tượng cần bảo tồn.

Theo KTS Lê Thành Vinh, nhiều công trình kiến trúc thời bao cấp không còn phù hợp với Hà Nội hiện đại ngày nay. (Ảnh: Gia Thịnh)
Theo KTS Lê Thành Vinh, nhiều công trình kiến trúc thời bao cấp không còn phù hợp với Hà Nội hiện đại ngày nay. (Ảnh: Gia Thịnh)

“Do đó, phải xác định rõ ràng định hướng là bảo tồn những yếu tố tiêu biểu của công trình gắn với lịch sử và ký ức xã hội, duy trì chức năng của không gian sử dụng hữu ích và phát huy nhân tố phù hợp với cấu trúc, hệ sinh thái đô thị đương đại và tương lai. Trên hết, cần đảm bảo sự phù hợp, tính khả thi và hiệu quả kinh tế - xã hội của công tác duy trì, bảo tồn”, KTS Lê Thành Vinh nêu quan điểm.

Trong khuôn khổ tọa đàm, bên cạnh lắng nghe những chia sẻ đến từ các vị khách mời, người tham dự còn có cơ hội nêu ý kiến và đặt câu hỏi cho các vị diễn giả xoay quanh giá trị của các công trình kiến trúc thời bao cấp cũng giải pháp duy trì và bảo tồn những di sản đó.

Những kiến trúc sư có tiếng thảo luận với các khách mời về vấn đề duy trì và bảo tồn công trình thời bao cấp. (Ảnh: Gia Thịnh)
Những kiến trúc sư có tiếng thảo luận với các khách mời về vấn đề duy trì và bảo tồn công trình thời bao cấp. (Ảnh: Gia Thịnh)

 

Kết luận về cách ứng xử với các di sản kiến trúc thời bao cấp ở Hà Nội, TS.KTS Nguyễn Đức Vinh bày tỏ, quan điểm và cách thức bảo tồn các công trình này phụ thuộc chủ yếu vào ba khối lớn: các cơ quan quản lý, các nhà chuyên môn và cộng đồng. Tuy nhiên, để đưa ra được giải pháp phù hợp, cần quan tâm và dung hòa ý kiến của toàn xã hội, đồng thời đảm bảo có những hòa giải nhất định giữa các bên.

Không chỉ vậy, cần tiếp cận công việc duy trì và bảo tồn với tư duy mở, tránh suy nghĩ cứng nhắc rằng phải bảo tồn tất cả giá trị của công trình, mà cần cân nhắc các yếu tố nào của di sản nên giữ nguyên, cải tạo hay hạ giải. Đây là chìa khóa quan trọng và định hướng hợp lý đối với công tác tái phát triển di sản kiến trúc của Hà Nội.

Tọa đàm “Di sản kiến trúc thời bao cấp - Duy trì và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Sự kiện là cơ hội để các chuyên gia và công chúng cùng nhìn nhận lại những giá trị của di sản kiến trúc thời bao cấp và tìm ra hướng đi phù hợp cho việc bảo tồn và tái phát triển trong tương lai.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Trao tặng 10.000 bộ trang phục giữ nhiệt cho trẻ em và người dân khó khăn tại miền núi phía Bắc

Trao tặng 10.000 bộ trang phục giữ nhiệt cho trẻ em và người dân khó khăn tại miền núi phía Bắc

Tin nổi bật2 giờ trước

(Sóng trẻ) - UNIQLO Việt Nam vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng 10.000 bộ trang phục giữ nhiệt cho trẻ em và người dân có hoàn cảnh khó khăn tại Sơn La, Yên Bái và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Tọa đàm "Hộp ký ức 4.0": Lưu trữ những mảnh ghép lịch sử

Tọa đàm "Hộp ký ức 4.0": Lưu trữ những mảnh ghép lịch sử

Tin nổi bật2 giờ trước

(Sóng trẻ) - Chiều 15/11, tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã tổ chức thành công toạ đàm "Hộp ký ức 4.0" nhằm hướng tới kỷ niệm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11).

Triển lãm sự kiện Đồng ta khơi gợi ký ức "Hình đồng đất Việt"

Triển lãm sự kiện Đồng ta khơi gợi ký ức "Hình đồng đất Việt"

Tin nổi bật2 giờ trước

(Sóng trẻ) - Chiều 15/11, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) chính thức khai mạc triển lãm đặc biệt với tên gọi “Đồng ta” nằm trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 100 sự kiện khảo cổ học.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN