Độc đáo làng nón lá Nghĩa Châu

(Sóng trẻ) - Nam Định nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống. Nếu như huyện Trực Ninh có làng nghề ươm tơ Cổ Chất, Vụ Bản có làng gỗ mỹ nghệ La Xuyên thì đến với đất Nghĩa Hưng thì không thể không nhắc đến làng nghề nón lá Nghĩa Châu.

Nghề làm nón ở Nghĩa Châu đã có truyền thống từ rất lâu đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nghề nón lá trong làng không những không mất đi mà vẫn được duy trì và phát triển đến ngày nay.

Hòa trong không khí yên bình của một vùng quê là cảnh lao động hăng say của những người dân gắn bó với nghề làm nón lá. Tại xã Nghĩa Châu, từ già đến trẻ, ai ai cũng biết và thành thục nghề làm nón. Với người dân nơi đây, làm nón đã như một phần không thể thiếu trong cuộc sống bởi họ hiểu rằng chính chiếc nón lá đã tạo ra sự “thay da đổi thịt” ở một vùng quê thuần nông này.

6bd499176_anh1_2.jpg
Ngày nay, người dân Nghĩa Châu vẫn miệt mài làm nón

Nghề làm nón xuất hiện vào năm 1940. Ban đầu, nghề chỉ xuất hiện ở một vài gia đình, nhưng đến nay đã lan ra khắp thôn, xã. Trong xã hiện nay có khoảng 70% các hộ gia đình nón. Những chiếc nón trắng, thanh thoát trước khi ra đời đã phải trải qua sự lựa chọn nguyên liệu kĩ càng, nhiều công đoạn xử lý phức tạp kết hợp với những đôi tay tài hoa, tính thẩm mĩ cao của người dân.

Để làm ra một chiếc nón cần qua nhiều quy trình và cần nhiều nguyên liệu, vật dụng khác nhau như khuôn khâu nón, lá nón, sợi lên làm quai nón, kim, cước dùng để khâu nón, tre để làm khung nón.

Trước hết, tre được chẻ nhỏ, vuốt tròn, sau đó được uốn thành nhiều vòng tròn to nhỏ khác nhau nhỏ nhất là bằng đồng xu xếp trên chóp nón. Tiếp đó, nghệ nhân đặt lên một khuôn hình chóp để khâu vào cùng lá nón, lá nón trước khi khâu sẽ được phơi khô cho trắng lá. Khi khâu nón, người thợ lấy từng chiếc là vuốt cho thật phẳng, sau đó lấy kéo cắt chéo lá trên đầu, tiếp đó lấy kim xâu chúng lại với nhau rồi xếp đều những chiếc lá trên khuôn nón, lấy kim xâu từng mũi sợi cước vào lá nón và vòng tre vuốt tròn gắn kết chúng lại với nhau. 

Sau khi khâu xong, công đoạn cuối cùng là lấy sợi len móc chéo nhiều vòng ở hai bên vành trong chiếc nón để làm điểm gắn quai nón. Muốn chiếc nón thành phẩm đẹp thì cần đòi hỏi người thợ phải khéo léo bàn tay trong lúc khâu, không khéo thì có thể làm rách lá nón, hoặc mũi khâu sẽ không được đều và không thẳng theo từng vòng tre.

6bd499176_anh2_3.jpg
Để làm ra một cái nón cần tay nghề cao, cùng kinh nghiệm truyền đời

Nón từ làng ra chợ

Những ai đến xã Nghĩa Châu đều rất ấn tượng với phiên chợ quê họp hằng ngày ở đây. Cũng như bao phiên chợ khác, chợ ở đây cũng bày bán các loại rau, gạo, thịt, các thực phẩm, đồ dùng hằng ngày, nhưng đặc biệt hơn cả là rất nhiều nón. Đi đến đâu trong chợ cũng bán nón và các nguyên liệu phục vụ cho nghề làm nón. 

Vài năm trở lại đây, chợ cũng là điểm đến của rất nhiều du khách đến tham quan. Những chiếc nón đã tạo nên nét riêng cho phiên chợ vùng quê này.

6bd499176_anh3_2.jpg

6bd499176_anh4_2.jpg
Chợ Nghĩa Châu bán nón, và cả các dụng cụ làm nón

Cuộc sống hiện đại ngày nay càng xuất hiện nhiều loại mũ, nón đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, chất lượng nhưng nón lá vẫn gần gũi với mọi người. Chiếc nón lá không chỉ được dùng để che mưa, che nắng mà còn là trang sức, dùng để biểu diễn mà còn là những món quà lưu niệm yêu thích của các đoàn khách du lịch đến với vùng đất này.

Nguyễn Thị Thu Huyền
Truyền hình K32A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN