Đội tình nguyện mang tên một dòng sông

(Sóng trẻ) “Ngọc Lẫm nghèo lắm, quanh năm chỉ biết đến trồng cói, dệt chiếu thôi. Đây là lần đầu tiên có đội tình nguyện về với người dân chúng tôi. Họ giúp dân nhiều lắm, không biết phải cảm ơn như thế nào”. Đó là chia sẻ của ông Hoàng Văn Lạng, Chủ nhiệm hợp tác xã Ngọc Lẫm, xã Trường Giang (Nông Cống, Thanh Hóa) về đội thanh niên tình nguyện Sông Mã. Họ vừa kết thúc chiến dịch mùa hè xanh trên mảnh đất này.


Hành trình trên vùng đất cói

Các tình nguyện viên Sông Mã trong buổi chiếu phim vận động các em đến trường tại thôn Ngọc Lẫm

Hành trình đến với Ngọc Lẫm đi qua một con sông được người dân nơi đây rất yêu quí. Đó là sông Lí, dòng sông  hiền hoà, chở nặng phù sa nuôi dưỡng những cây cói – loài cây đang nuôi sống hơn 2.000 hộ dân ở đây. Ngọc Lẫm là thôn duy nhất của Trường Giang không có đất trồng lúa, và nguồn nước nơi đây hầu hết nhiễm mặn. Hệ thống lọc nước khá nhất thôn được xây dựng ở trường tiểu học không đủ cung cấp. Nhiều gia đình phải đi rất xa xin nước ngọt.

Nhận thấy tình hình ấy, Đội đã phối hợp với lãnh đạo thôn xây tặng trường mầm non Ngọc Lẫm một bể chứa nước ngọt 7 m3 với tổng giá trị gần 7 triệu đồng. Ngày khánh thành công trình, nụ cười rạng rỡ của người dân Ngọc Lẫm như món quà lớn đáp lại lòng nhiệt huyết và đóng góp của Đội tình nguyện Sông Mã.

Người dân Ngọc Lẫm sống nhờ cói và nghề dệt chiếu. Nhưng vì sản xuất thủ công nên năng suất rất thấp. Theo chị Nguyễn Thị Cánh, người dân thôn Ngọc Lẫm: “Một đôi chiếu dệt mất 2 công mà bán ra chỉ mua được một yến gạo. Cái nghề này vất vả lắm...”

Rất nhiều trẻ em nơi đây phải bỏ học ở nhà phụ giúp bố mẹ. Chị Cánh chia sẻ thêm: “Cho bọn trẻ đi học biết cái chữ. Cũng khổ tụi trẻ, nếu có thi đậu cao đẳng hay đại học để có cơ hội chuyển nghề thì cũng rất khó khăn vì kinh phí học hành là vấn đề lớn”. Theo ông Hoàng Văn Lạng, năm học 2007 – 2008 toàn thôn có tới 35 học sinh bỏ học mà chủ yếu là THCS và PTTH.

Nhìn những gương mặt các em sạm đi vì nắng, gió, bàn tay thô ráp vì cái nghèo đeo bám, các tình nguyện viên Sông Mã đã không ngại đoạn đường dài 5- 6 km từ chỗ tập trung để đến với các em. Ban đầu là những buổi chiếu phim hoạt hình, múa rối để thu hút các em.

Buổi chiếu phim nào của họ cũng chật cứng sân, dường như với trẻ em nơi đây màn ảnh rộng là một điều gì đó vô cùng mới lạ, rồi những hình ảnh hoạt hình ngộ ngĩnh do chính họ cắt dán, tô vẽ và dàn dựng, giải bóng đá U13 đầy kịch tính giữa các thôn trong xã đã mang đến cho Trường Giang một không khí thực sự nhộn nhịp. Tạo được niềm tin trong các em, họ tiếp tục đến với các gia đình có trẻ nghỉ học vận động bố mẹ cho các em trở lại trường. Đây thực sự là một công việc khó khăn.

Thu Uyên, ĐH Nại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội tâm sự: “Việc vận động trẻ em bỏ học trở lại trường vào năm học tới thực sự khó khăn. Chúng tôi phải đi đến từng thôn, từng nhà và vận động các em, rồi tặng sách tặng báo cho các em. Các em rất nhiệt tình học nhưng có một số lí do cơ bản như gia đình không đủ tiền cho đi học, thứ hai các em cũng chán nản vì lực học của mình, cho nên đã bỏ học từ rất  sớm. Trong chiến dịch này chúng tôi đã vận động được hơn 10 em trở lại trường”.

Bên cạnh những đóng góp cho Ngọc Lẫm, các thanh niên tình nguyện còn tổ chức nhiều hoạt động trong toàn xã như cấp phát thuốc, đường, bột giặt miễn phí, cùng thanh niên địa phương đắp đường, thăm hỏi các gia đình chính sách…

Đội tình nguyện mang tên một dòng sông

Tên gọi “Sông Mã” của đội chính là tên dòng sông anh hùng trên quê hương Thanh Hóa. Từ một đội tình nguyện đồng hương với hơn 30 thành viên đến từ 9 trường đại học ở Hà Nội, được thành lập hè 2007. Đến nay Đội tình nguyện sông Mã đã mở rộng quy mô hoạt động. Hiện nay Đội Sông Mã thu hút được gần 100 thành viên, trong đó có 30% thành viên đến từ những tỉnh khác.

Nài hoạt động chính là tình nguyện, Đội còn tổ chức nhiều buổi sinh hoạt văn hoá văn nghệ, đào tạo kĩ năng làm việc nhóm, trao đổi kinh nghiệm học tập, giới thiệu cơ hội tìm việc làm… Bạn Hoàng Văn Đạt, thành viên mới nhỏ tuổi nhất vừa tốt nghiệp THPT chia sẻ: “Sau khi đi tình nguyện cùng Đội Sông Mã với nhiều việc làm bổ ích, ý nghĩa đã giúp mình lớn lên rất nhiều. Nhất định mình sẽ tiếp tục tham gia hoạt động thiết thực này”.

Hành trình trên vùng đất cói đã khép lại, nhưng vùng đất mới  mở ra, chờ đón những bước chân không mỏi của các thanh niên tình nguyện.

Lê Hương

Lớp Phát thanh K. 26

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN