Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ - một trong những thảm họa kinh hoàng nhất thế kỷ 21

(Sóng trẻ) - Hàng chục nghìn người chết và bị thương trong trận động đất xảy ra ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vào ngày 6/9 vừa qua. Dưới đây là những thông tin về trận động đất và lý do vì sao nó có sức tàn phá khủng khiếp đến như vậy.

Trận động đất xảy ra ở đâu?  

Một trong những trận động đất mạnh nhất trong 100 năm qua đã xảy ra vào khoảng 4 giờ sáng ngày 6/9. Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) cho biết, trận động đất mạnh 7,8 độ Richter xảy ra cách phía đông Nurdagi, tỉnh Gaziantep của Thổ Nhĩ Kỳ 23 km, tại độ sâu 24,1 km.

Một loạt dư chấn đã gây rung chuyển khắp khu vực trong vài giờ liên tục. Một cơn dư chấn 6,7 độ xảy ra sau 11 phút sau trận động đất đầu tiên, nhưng trận động đất lớn nhất -  7,5 độ xảy ra khoảng 9 giờ sau đó. Hơn 125 dư chấn đã được ghi nhận cho đến nay.

Lực lượng cứu hộ hiện đang chạy đua với thời gian và thời tiết để cứu những người sống sót ra khỏi đống đổ nát. Hơn 5.700 tòa nhà ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bị sập, theo cơ quan thiên tai của nước này.

Nguyên nhân khiến trận động đất để lại hậu quả nghiêm trọng

Đầu tiên, là thời gian mà nó diễn ra. Trận động đất xảy đến vào sáng sớm, thời điểm mà phần lớn mọi người đều đang ngủ. Thứ hai, điều kiện thời tiết không thuận lợi, trời lạnh và ẩm ướt, nhiệt độ có nhiều lúc đạt tới âm độ C. Điều này khiến lực lượng cứu hộ gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khu vực bị ảnh hưởng.

Những cơn mưa rào và tuyết rơi vẫn tiếp diễn, thời tiết đang khiến những người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát trải qua nhiều ngày không có thức ăn và nước uống - có nguy cơ bị hạ thân nhiệt. 

anh_1-1.png
Lực lượng cứu hộ đang di chuyển một cô bé 14 tuổi ra khỏi đống đổ nát ở Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: Ronen Zvulun)
anh_2-1.png
Hàng loạt thi thể của những nạn nhân xấu số được đặt cạnh nhau ở Elbistan ngày 9/2. (Ảnh: Francisco Seco)
anh_3-1.png
Thành viên của đội tìm kiếm và cứu hộ đang cật lực đưa các nạn nhân ra ngoài. (Ảnh: Kemal Asian)
anh_4-1.png
Thành phố trở nên hoang tàn sau khi trận động đất diễn ra. (Ảnh: IHA)

Sự sụp đổ “bánh kếp”

Theo cơ quan thiên tai của nước này, hơn 5.700 tòa nhà ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bị sập. “Điều gây bàng hoàng nhất là cách mà cách tòa nhà sụp đổ - nó được gọi là sự sụp đổ bánh kếp”. Mustafa Erdik, giáo sư kỹ thuật động đất tại Đại học Bogazici ở Istanbul, cho biết. “Trong những vụ sập như vậy,  để cứu sống các nạn nhân vô cùng khó khăn. Những toà nhà ‘bánh kếp’ khiến cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn gặp nhiều trắc trở”.

“Thổ Nhĩ Kỳ đã từng trải qua những trận động đất lớn trong quá khứ, bao gồm trận động đất năm 1999 tấn công tây vào nam Thổ Nhĩ Kỳ và khiến hơn 14.000 người thiệt mạng. Vì điều này, nhiều vùng của Thổ Nhĩ Kỳ có các quy định để đảm bảo các dự án xây dựng có thể chịu được những thảm họa tương tự”. Kỹ sư kết cấu USGS Kishor Jaiswal chia sẻ. 

“Thế nhưng, không phải tất cả các tòa nhà đều được xây dựng theo tiêu chuẩn hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ. Những thiếu sót trong thiết kế và xây dựng, đặc biệt là ở các tòa nhà cũ, khiến chúng không thể chịu được mức độ rung chuyển mạnh mẽ của những đợt dư chấn”. Ông Jaiswal cho biết thêm.

Con người có thể sống bao lâu dưới đống đổ nát?

Bất chấp những thách thức ngày càng gia tăng, một kỹ sư và điều phối viên vẫn kêu gọi lực lượng cứu hộ đừng từ bỏ hy vọng vì những người sống sót có thể được tìm thấy trong vòng vài tuần sau trận động đất. Nhưng các chuyên gia khác cảnh báo cơ hội tìm kiếm và cứu nạn sau trận động đất đang dần khép lại. Ilan Kelman, giáo sư về thảm họa và sức khỏe tại Đại học College London, cho biết: “Thông thường, rất ít người sống sót được đưa ra ngoài sau 72 giờ - Tuy nhiên, cứu mạng những nạn nhân là điều cần thiết và một số người đã được giải thoát sau nhiều ngày”.

Ông nói thêm: “Thời gian luôn là kẻ thù, như đã thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Hầu như mọi người thiệt mạng do mất máu; do dư chấn làm sập các công trình, tòa nhà có người bên dưới; do thời tiết đóng băng vào ban đêm và lạnh vào ban ngày nên mọi người thiệt mạng do hạ thân nhiệt. Những người khác thì bởi thiếu thức ăn và nước uống trong khi chờ giải cứu”.

anh_5-1.png
Mesut Hancer nắm lấy tay cô con gái 15 tuổi đang bị vùi lấp trong đống đổ nát. (Ảnh: Adem Altan)

7,8 richter - mức độ khủng khiếp của trận động đất

Sức mạnh của một trận động đất được gọi là cường độ. Cường độ rung chuyển có thể khác nhau tùy thuộc vào địa lý, địa hình và độ sâu của trận động đất. Trên thang cường độ, mỗi lần tăng một số nguyên, năng lượng tạo ra sẽ mạnh thêm 32 lần.

Lần này, sự rung chuyển của trận động đất mạnh 7,8 độ richter ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ có thể cảm nhận được ở tận Israel và Lebanon - nơi cách xa hàng trăm km.

Thổ Nhĩ Kỳ không lạ gì với các trận động đất mạnh, vì nước này nằm dọc theo ranh giới các mảng kiến tạo. Bảy trận động đất có cường độ 7,0 độ richter trở lên đã tấn công đất nước này trong 25 năm qua – nhưng trận hôm 9/2  là một trong những trận mạnh nhất.

Đây cũng là trận động đất mạnh nhất trên thế giới kể từ trận động đất mạnh 8,1 độ richter xảy ra ở khu vực gần Quần đảo Nam Sandwich ở phía nam Đại Tây Dương vào năm 2021.

Trận động đất vừa qua là một trong những trận động đất nguy hiểm nhất trong vòng 20 năm

Chỉ có 3% các trận động đất và sóng thần trên toàn thế giới khiến hơn 1.000 người thiệt mạng. Với 22.375 người thiệt mạng và con số vẫn đang tiếp tục tăng, trận động đất tấn công Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vào tháng 2 này là một trong những trận động đất chết chóc nhất trong lịch sử gần đây.

anh_6-1.png
Xếp hạng toàn cầu về các trận động đất nguy hiểm nhất (hơn 5.000 người chết) kể từ năm 2002. (Nguồn: Emergency Events Database, Turkish government, the White Helmets, and Syrian state media)

Nguồn: CNN

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN