Dựng rào chắn giành vỉa hè cho người đi bộ: Vẫn còn những bất cập

(Sóng trẻ) - Gần đây, muôn kiểu dựng rào chắn, giăng dây, đặt bồn hoa để ngăn chặn lấn chiếm, đi lại trên vỉa hè được nhiều quận, huyện, cơ quan ở Hà Nội áp dụng. Tuy nhiên, những rào chắn này vẫn tồn tại nhiều bất cập.

Nỗ lực giành vỉa hè cho người đi bộ

​​Trước tình trạng các phương tiện giao thông tự ý leo lên vỉa hè ở nhiều tuyến phố, nhất là trong giờ tan tầm, các cơ quan chức năng và hộ kinh doanh đã dựng lên nhiều kiểu rào chắn khác nhau. Từ chậu hoa bê tông, barie, rào sắt chăng dây... tất cả đều được tận dụng tối đa. Nhìn chung, các biện pháp này ít nhiều đã phát huy tác dụng. Tình trạng phương tiện đậu, đỗ, di chuyển trên vừa hè đã cải thiện phần nào.

Barie được bố trí dạng zigzag trên đường Láng Hạ đã ngăn chặn đáng kể tình trạng ô tô và xe máy di chuyển trên vỉa hè. (Ảnh: Hà Linh)
Rào được bố trí dạng zigzag trên đường Láng Hạ đã ngăn chặn đáng kể tình trạng ô tô và xe máy di chuyển trên vỉa hè. (Ảnh: Hà Linh)
Trên đường Hoàng Minh Giám, “bức tường thành” được tạo bằng việc giăng dây nối rào sắt đã hoàn toàn ngăn chặn phương tiện di chuyển lên vỉa hè. (Ảnh: Hà Linh)
Trên đường Hoàng Minh Giám, “bức tường thành” được tạo bằng việc giăng dây nối rào sắt đã hoàn toàn ngăn chặn phương tiện di chuyển lên vỉa hè. (Ảnh: Hà Linh)

Trước đây, tình trạng lấn chiếm vỉa hè và sử dụng sai mục đích như đậu xe hay dựng bàn ghế cho các hàng quán ven đường diễn ra khá phức tạp. Theo quy định, mỗi cơ sở phải chừa ít nhất 1,5m vỉa hè để người đi bộ di chuyển. Kể từ khi có rào chắn, tình trạng này đã giảm đáng kể. Trong một năm qua, người đi bộ hiếm khi phải chật vật luồn lách qua các hàng quán khi sử dụng vỉa hè.

Sau một thời gian thực thi quyết liệt, vỉa hè dần được giải phóng, trả lại không gian thuận lợi cho người đi bộ. Người dân có thể tận hưởng niềm vui đi bộ, tập thể dục ngoài trời hay đơn giản là ngắm nhìn khung cảnh đô thị. Với nhiều người dân, giải pháp này đã phát huy hiệu quả khi người dân đã có thể sử dụng vỉa hè đúng với mục đích của nó - đi bộ.

Anh Đinh Huy Minh (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Từ khi có rào chắn này tôi hầu như không phải lo lắng quan sát để tránh xe máy khi đi bộ trên vỉa hè. Mặc dù phần nào đã cứu được vỉa hè nhưng tôi nghĩ cần chỉnh trang lại để rào chắn thẩm mỹ và phù hợp với không gian đô thị hơn”.

Vỉa hè: Bài toán nan giải của Thủ đô

Trên tuyến phố Huỳnh Thúc Kháng (Quận Đống Đa, Hà Nội), lượng xe lưu thông luôn ở mức độ cao vì là tuyến đường chính của quận. Vào giờ tan tầm, giao thông ở đây càng phức tạp. Nhiều phương tiện di chuyển lên vỉa hè, thậm chí là dừng, đỗ trong thời gian dài gây bất tiện cho người đi bộ. Nhiều người phải đi xuống lòng đường gây nguy hiểm và mất an toàn giao thông.

Dù có biển cấm xe máy và ô tô nhưng nhiều phương tiện vẫn đỗ chễm chệ trên vỉa hè. (Ảnh: Hà Linh)
Dù có biển cấm xe máy và ô tô nhưng nhiều phương tiện vẫn đỗ "chễm chệ" trên vỉa hè. (Ảnh: Hà Linh)
Dù cơ quan chức năng đã chặn xe bằng barie nhưng những chiếc xe vẫn có thể di chuyển vào phía trong vỉa hè. (Ảnh: Hà Linh)
 Tuy cơ quan chức năng đã chặn xe bằng barie nhưng những chiếc xe máy  cố lách vào phía trong vỉa hè. (Ảnh: Hà Linh)
Người đi bộ phải khép nép, nhường đường cho xe máy trên vỉa hè - phần đường vốn dành cho mình. (Ảnh: Hà Linh)
Người đi bộ phải khép nép, nhường đường cho xe máy trên vỉa hè - phần đường vốn dành cho mình. (Ảnh: Hà Linh)

Toà nhà Star City trên phố Lê Văn Lương (Thanh Xuân, Hà Nội) sử dụng các chậu cây để chặn xe lên vỉa hè và làm đẹp cho đô thị. Hầu như không còn ô tô xuất hiện trên vỉa hè nhưng xe máy vẫn có thể luồn lách, lấn chiếm vỉa hè trong giờ tan tầm.

Dù đã làm “rào chắn” bằng những chậu cây bê tông nhưng nhiều phương tiện vẫn có thể đi lên vỉa hè. (Ảnh: Hà Linh)
Dù đã làm “rào chắn” bằng những chậu cây bê tông nhưng nhiều phương tiện vẫn có thể đi lên vỉa hè. (Ảnh: Hà Linh)

Khác với các tuyến đường khác, trên đường Hoàng Minh Giám (phía trước công viên Thanh Xuân), nhiều biện pháp mạnh tay hơn đã được áp dụng. Rào chắn ngang hết phần đường, bao kín vỉa hè… là những biện pháp được sử dụng. Tuy nhiên, những biện pháp này vô hình trung lại gây khó khăn cho người khuyết tật, người già và trẻ em.

Lối đi chỉ đủ cho một người, không đủ diện tích và an toàn để những người đi xe lăn, đi nạng có thể di chuyển. (Ảnh: Hà Linh)
Lối đi chỉ đủ cho một người, không đủ diện tích và an toàn để những người đi xe lăn, đi nạng có thể di chuyển. (Ảnh: Hà Linh)

Bạn Thu Hồng (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Mình thường xuyên đi bộ qua đoạn đường này. Mặc dù biết giải pháp này khá có hiệu quả trong thời điểm hiện tại nhưng cũng khá bất cập. Đặc biệt là vào buổi tối, đoạn đường này khá tối, ai không để ý rất dễ xảy ra va chạm”.

Lối đi có bề ngang vỏn vẹn 50cm. (Ảnh: Hà Linh)
Lối đi có bề ngang vỏn vẹn 50cm. (Ảnh: Hà Linh)

Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè là tình trạng bức xúc ở Hà Nội suốt nhiều năm qua. Nhiều khu vực vỉa hè bị chiếm trọn để làm quán nhậu, kinh doanh, buôn bán khiến người đi bộ phải đi dưới lòng đường. Trong gần 10 năm qua, thành phố đã có nhiều chiến dịch ra quân dẹp loạn, giành vỉa hè cho người đi bộ. 

Hành trình dẹp loạn vỉa hè của Hà Nội trong 10 năm qua. (Ảnh: Hà Linh)
Hành trình dẹp loạn vỉa hè của Hà Nội trong 10 năm qua. (Ảnh: Hà Linh)

Nhiều chiến dịch quy mô được thực hiện rầm rộ một thời gian, nhưng khi cao điểm đi qua thì lại đâu vào đấy. Việc thiết lập hàng rào, giữ nguyên trạng vỉa hè cho người đi bộ tại các đô thị lớn là rất cần thiết. Song, nhìn tổng thể bức tranh đô thị hiện nay, biện pháp bảo vệ vỉa hè ở Thủ đô còn thiếu tính đồng bộ về mỹ quan, đòi hỏi các cơ quan quản lý cần nghiên cứu, đưa ra những thiết kế điển hình để áp dụng trên nguyên tắc đảm bảo, chống sự xâm lấn của phương tiện cơ giới và tạo sự thân thiện cho người đi bộ.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN