Gặp gỡ chàng sinh viên trở thành trọng tài quốc gia môn Pencak Silat
(Sóng Trẻ) - Đang là sinh viên trường ĐH Thể dục Thể thao Bắc Ninh, nhưng chàng trai trẻ Nguyễn Trác Linh đã trở thành trọng tài quốc gia môn Pencak Silat. Không những thế, sau giờ học ở trường, Linh còn tham gia giảng dạy cho hơn 100 võ sinh theo học võ cổ truyền tại ĐH Thủy lợi.
Võ thuật là niềm đam mê không bao giờ tắt
Sinh năm 1983 trên mảnh đất Phú Xuyên - Hà Tây (cũ), Nguyễn Trác Linh đã làm quen với võ cổ truyền được 15 năm. Năm 12 tuổi, trong một lần tình cờ đi ngang qua sân vận động Phú Xuyên, Linh thấy thầy Nguyễn Huy Hiệp (võ sư của hội Võ thuật Hà Nội) đang dạy cho các võ sinh. Ngay trong ngày, Linh nằng nặc đòi bố mẹ cho đăng kí theo học lớp võ của thầy Hiệp.
Những ngày đầu làm quen với võ thuật thật khó khăn, nhưng sự chăm chỉ cộng với niềm đam mê của chàng trai trẻ đã khiến thầy Nguyễn Xuân Hải (HLV trưởng đội tuyển QG môn Pencak Silat) để mắt tới. Thầy đã tạo điều kiện cho Linh theo học lớp võ của HV Cảnh sát Nhân Dân, do thầy trực tiếp giảng dạy.
Linh tâm sự về những ngày tập luyện trong trường Cảnh sát dưới sự huấn luyện nghiêm khắc của thầy Hải: “Kết thúc buổi tập chân tay mỏi nhừ, chân chẳng bước nổi, chỉ muốn gục. Thậm chí đã có lúc mình định từ bỏ ước mơ”. Nhưng chỉ sáng hôm sau, chàng trai đó lại miệt mài luyện tập nhiều hơn, quyết tâm hơn.
Những năm tháng luyện tập vất vả đã không phụ lòng chàng trai 8x. Năm 2005, Linh giành được huy chương vàng đối kháng môn võ cổ truyền trong giải đấu Cup CLB mạnh quốc gia. Năm 2006 giành được 2 huy chương vàng và bạc môn Pencak Silat trong Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc. Thành tích đáng nể đó đã chuyển hướng cho chàng trai trẻ từ một vận động viên thành trọng tài quốc gia môn Pencak Silat trẻ tuổi nhất và được tuyển thẳng vào trường ĐH TDTT trong năm 2007.
T ừ sinh viên trở thành trọng tài quốc gia
Bước nặt lớn này khiến chàng sinh viên gặp không ít khó khăn trong việc cân bằng giữa việc học ở trường, việc “cầm cân nảy mực” trong những giải đấu lớn, và việc giảng dạy môn võ cổ truyền cho các câu lạc bộ.
Một năm có hai giải đấu Pencak Silat lớn: giải CLB mạnh toàn quốc, giải Pencak Silat quốc gia khiến vị trọng tài trẻ này khá bận rộn. Làm trọng tài từ năm 2007, chàng sinh viên đã trưởng thành hơn rất nhiều và còn có thu nhập kha khá để hỗ trợ việc học hành. Là trọng tài quốc gia trẻ nhất, nhưng không đồng nghĩa với việc “non” kinh nghiệm nhất. Linh nhớ lại lần đầu tiên đứng trên sân với vai trò làm trọng tài: “Mình vui và hơi hồi hộp. Mình phải chấm thật kỹ, phải chi tiết, phải thật tinh mắt và công minh. May mắn là từ trước tới giờ mình chưa hề sót khi cho điểm”.
Nài công việc làm trọng tài, Linh còn tham gia giảng dạy môn võ cổ truyền ở CLB Bình Định Gia Thủy Lợi, ở thị trấn Phú Minh (Phú Xuyên) - nơi “nuôi dưỡng” niềm đam mê của anh. Linh giành 4 buổi/tuần để đi làm huấn luyện viên cho hai nơi. Hàng ngày, sau những giờ học trên lớp, anh vội vàng đến trường Thủy Lợi để giảng dạy hơn 100 võ sinh. Lớp học kết thúc vào 21h30, chàng sinh viên nhanh chóng trở về trường để nghỉ ngơi, kịp chuẩn bị cho việc học tập sáng hôm sau.
Bận rộn là thế những Linh vẫn hoàn thành tốt mọi việc. Anh tâm sự: “Mình phải cố gắng sắp xếp thời gian cực kỳ chặt chẽ. Bên cạnh mình luôn có cuốn sổ ghi chép những công việc phải làm trong ngày, trong tuần. Mình còn trẻ nên việc hoạt động, đi lại không gặp khó khăn nhiều. Lúc nào mình cũng cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc được giao”.
Trọng tài Pencak Silat quốc gia tại giải đấu Indoorgame ở Hải Dương
Nài ra, chàng sinh viên đa tài này còn có “ngón nghề” khác là biểu diễn múa lân trong các lễ hội, lễ tết đầu năm. Linh đã từng tham gia biểu diễn cùng CLB Thủy Lợi tại lễ Khởi công chế tác tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới ở Hải Dương, buổi lễ còn có sự góp mặt của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Linh chia sẻ: “Đây không chỉ là kỷ niệm đáng nhớ của mình mà còn là niềm tự hào của các võ sinh trong CLB. Mình còn được biểu diễn tại hội nghị ASEM 16 tại sân vận động Mỹ Đình tháng 4 năm 2010”.
Là một chàng trai yêu thể thao, đam mê võ cổ truyền, cũng là người vừa hài hước, dễ gần lại vừa nghiêm khắc trong giảng dạy, anh luôn được các võ sinh quý mến, nể phục. Kim Oanh, SV năm cuối ĐH Thủy Lợi, tham gia lớp võ hơn 1 năm chia sẻ: “Minh nhớ khi xin vào học, thầy quá trẻ nên mình nhầm là võ sinh đang theo học trong lớp. Thầy rất vui tính, thoải mái trong các hoạt động nại khóa, còn trong giảng dạy rất nghiêm khắc. Đợt Noel vừa rồi, thầy còn đóng giả ông già Noel đi phát quà và hát cho bọn mình nghe nữa”.
Làm trọng tài, làm huấn luyện viên giúp chàng sinh viên trẻ có thêm thu nhập, cùng những trải nghiệm thú vị và những cơ hội học hỏi và rèn luyện. Con đường trước mắt của chàng sinh viên năm 3, ngành Huấn luyện viên Pencak Silat đang rộng mở.
Võ thuật là niềm đam mê không bao giờ tắt
Sinh năm 1983 trên mảnh đất Phú Xuyên - Hà Tây (cũ), Nguyễn Trác Linh đã làm quen với võ cổ truyền được 15 năm. Năm 12 tuổi, trong một lần tình cờ đi ngang qua sân vận động Phú Xuyên, Linh thấy thầy Nguyễn Huy Hiệp (võ sư của hội Võ thuật Hà Nội) đang dạy cho các võ sinh. Ngay trong ngày, Linh nằng nặc đòi bố mẹ cho đăng kí theo học lớp võ của thầy Hiệp.
Những ngày đầu làm quen với võ thuật thật khó khăn, nhưng sự chăm chỉ cộng với niềm đam mê của chàng trai trẻ đã khiến thầy Nguyễn Xuân Hải (HLV trưởng đội tuyển QG môn Pencak Silat) để mắt tới. Thầy đã tạo điều kiện cho Linh theo học lớp võ của HV Cảnh sát Nhân Dân, do thầy trực tiếp giảng dạy.
Linh tâm sự về những ngày tập luyện trong trường Cảnh sát dưới sự huấn luyện nghiêm khắc của thầy Hải: “Kết thúc buổi tập chân tay mỏi nhừ, chân chẳng bước nổi, chỉ muốn gục. Thậm chí đã có lúc mình định từ bỏ ước mơ”. Nhưng chỉ sáng hôm sau, chàng trai đó lại miệt mài luyện tập nhiều hơn, quyết tâm hơn.
Biểu diễn tại indoorgame 3 tại Hà Nội(2009)
Những năm tháng luyện tập vất vả đã không phụ lòng chàng trai 8x. Năm 2005, Linh giành được huy chương vàng đối kháng môn võ cổ truyền trong giải đấu Cup CLB mạnh quốc gia. Năm 2006 giành được 2 huy chương vàng và bạc môn Pencak Silat trong Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc. Thành tích đáng nể đó đã chuyển hướng cho chàng trai trẻ từ một vận động viên thành trọng tài quốc gia môn Pencak Silat trẻ tuổi nhất và được tuyển thẳng vào trường ĐH TDTT trong năm 2007.
T ừ sinh viên trở thành trọng tài quốc gia
Bước nặt lớn này khiến chàng sinh viên gặp không ít khó khăn trong việc cân bằng giữa việc học ở trường, việc “cầm cân nảy mực” trong những giải đấu lớn, và việc giảng dạy môn võ cổ truyền cho các câu lạc bộ.
Một năm có hai giải đấu Pencak Silat lớn: giải CLB mạnh toàn quốc, giải Pencak Silat quốc gia khiến vị trọng tài trẻ này khá bận rộn. Làm trọng tài từ năm 2007, chàng sinh viên đã trưởng thành hơn rất nhiều và còn có thu nhập kha khá để hỗ trợ việc học hành. Là trọng tài quốc gia trẻ nhất, nhưng không đồng nghĩa với việc “non” kinh nghiệm nhất. Linh nhớ lại lần đầu tiên đứng trên sân với vai trò làm trọng tài: “Mình vui và hơi hồi hộp. Mình phải chấm thật kỹ, phải chi tiết, phải thật tinh mắt và công minh. May mắn là từ trước tới giờ mình chưa hề sót khi cho điểm”.
Nài công việc làm trọng tài, Linh còn tham gia giảng dạy môn võ cổ truyền ở CLB Bình Định Gia Thủy Lợi, ở thị trấn Phú Minh (Phú Xuyên) - nơi “nuôi dưỡng” niềm đam mê của anh. Linh giành 4 buổi/tuần để đi làm huấn luyện viên cho hai nơi. Hàng ngày, sau những giờ học trên lớp, anh vội vàng đến trường Thủy Lợi để giảng dạy hơn 100 võ sinh. Lớp học kết thúc vào 21h30, chàng sinh viên nhanh chóng trở về trường để nghỉ ngơi, kịp chuẩn bị cho việc học tập sáng hôm sau.
Bận rộn là thế những Linh vẫn hoàn thành tốt mọi việc. Anh tâm sự: “Mình phải cố gắng sắp xếp thời gian cực kỳ chặt chẽ. Bên cạnh mình luôn có cuốn sổ ghi chép những công việc phải làm trong ngày, trong tuần. Mình còn trẻ nên việc hoạt động, đi lại không gặp khó khăn nhiều. Lúc nào mình cũng cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc được giao”.
Trọng tài Pencak Silat quốc gia tại giải đấu Indoorgame ở Hải Dương
Nài ra, chàng sinh viên đa tài này còn có “ngón nghề” khác là biểu diễn múa lân trong các lễ hội, lễ tết đầu năm. Linh đã từng tham gia biểu diễn cùng CLB Thủy Lợi tại lễ Khởi công chế tác tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới ở Hải Dương, buổi lễ còn có sự góp mặt của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Linh chia sẻ: “Đây không chỉ là kỷ niệm đáng nhớ của mình mà còn là niềm tự hào của các võ sinh trong CLB. Mình còn được biểu diễn tại hội nghị ASEM 16 tại sân vận động Mỹ Đình tháng 4 năm 2010”.
Là một chàng trai yêu thể thao, đam mê võ cổ truyền, cũng là người vừa hài hước, dễ gần lại vừa nghiêm khắc trong giảng dạy, anh luôn được các võ sinh quý mến, nể phục. Kim Oanh, SV năm cuối ĐH Thủy Lợi, tham gia lớp võ hơn 1 năm chia sẻ: “Minh nhớ khi xin vào học, thầy quá trẻ nên mình nhầm là võ sinh đang theo học trong lớp. Thầy rất vui tính, thoải mái trong các hoạt động nại khóa, còn trong giảng dạy rất nghiêm khắc. Đợt Noel vừa rồi, thầy còn đóng giả ông già Noel đi phát quà và hát cho bọn mình nghe nữa”.
Làm trọng tài, làm huấn luyện viên giúp chàng sinh viên trẻ có thêm thu nhập, cùng những trải nghiệm thú vị và những cơ hội học hỏi và rèn luyện. Con đường trước mắt của chàng sinh viên năm 3, ngành Huấn luyện viên Pencak Silat đang rộng mở.
K.Ngân – Trần Thúy
BM27
BM27
Cùng chuyên mục
Bình luận