Giải pháp nào cho biến đổi khí hậu ở Châu Phi?

(Sóng trẻ) - Chuyên gia khí hậu Richard Washington cho biết Châu Phi là vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong việc biến đổi khí hậu. Do vậy, châu lục này đang từng bước khắc phục, không ngừng tìm ra những giải pháp để cải thiện tích cực hơn cho tình trạng khí hậu này.

3b42f782d_anh1_chauphi.jpg

Hiện tượng khô hạn do biến đổi khí hậu ở Châu Phi

Các chuyên gia đã chỉ ra 4 nguyên nhân chính cho việc này:

    Thứ nhất, con người ở châu Phi có quan hệ mật thiết với hệ thống khí hậu; Hàng trăm triệu người phụ thuộc vào lượng mưa để nuôi trồng thức ăn.

    Thứ hai, hệ thống khí hậu châu Phi được nằm trong sự kết hợp cực kỳ phức tạp của các hệ thống thời tiết quy mô lớn, tử nhiều các vùng xa xôi của hành tinh, so với hầu hết các khu vực khác.

     Thứ ba, mức độ thay đổi khí hậu dự kiến là rất lớn. Hai lượng mưa cuối thế kỷ này dự kiến sẽ ở bất cứ nơi nào trên hành tinh hoặc có thể xảy ra trên khắp châu Phi; một ở Bắc Phi và một ở phía nam châu Phi.

     Cuối cùng, do khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của con người nơi đây còn thấp, nghèo đói diễn ra thường xuyên.

Khí hậu châu Phi đa dạng với nhiều kiểu địa hình khác nhau. Sa mạc Sahara của Châu Phi là sa mạc lớn nhất thế giới với lớp cát có nhiệt độ dữ dội nhất so với bất cứ nơi nào trên Trái Đất. 

3b42f782d_anh2_chauphi.jpg

Bão bụi ảnh hưởng đến khí hậu trong thời gian dài

Hệ thống gió mùa Tây Phi mang đến ba tháng mưa làm gián đoạn mùa khô kéo dài 9 tháng trên khắp vùng Sahel, phía nam sa mạc. Trong những thập kỷ sau thập niên 1960 và đỉnh điểm vào năm 1984, lượng mưa giảm xuống khoảng 30% trên khắp Sahel, dẫn đến nạn đói và cái chết của hàng trăm ngàn người và hàng triệu người phải di dời.

Ở miền nam châu Phi, chúng ta đang chứng kiến những cơn mưa đầu mùa hè đang đến muộn hơn và được dự đoán sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những thập kỷ tới. Nhiệt độ cũng dự kiến sẽ tăng từ 5 độ trở lên, đặc biệt là ở các khu vực Namibia, Botswana và Zambia – nơi mà bình thường vốn đã rất nóng. Trong khi đó ở vùng Kenya và Tanzania, những cơn mưa dài từ tháng 3 đến tháng 5 bắt đầu muộn hơn và kết thúc sớm hơn, dẫn đến lượng mưa trung bình đang giảm đáng kể.

Trung Phi, một trong ba khu vực trên hành tinh, được cho là nơi giông bão điều khiển phần còn lại của hệ thống thời tiết nhiệt đới và cận nhiệt đới của Trái Đất. Nơi đây có vị trí nằm gần với lượng mưa cần thiết để hỗ trợ hệ thống rừng mưa nhiệt đới lớn thứ hai thế giới. Thậm chí, nếu lượng mưa ở đây ít hơn trong tương lai có thể gây nguy hiểm cho cả khu rừng và việc hấp thụ carbon khổng lồ. “Chúng tôi biết rất ít về hệ thống khí hậu đó, nó hầu như không được theo dõi, có nhiều máy đo mưa báo cáo ở quận Oxfordshire của Anh hơn là toàn bộ lưu vực Con” chuyên gia khí hậu cho biết. Hệ thống khí hậu phức tạp của châu Phi diễn ra bất thường và bị ảnh hưởng bởi cả ba lưu vực đại dương toàn cầu.

3b42f782d_anh3_chauphi.jpg

Rừng mưa nhiệt đới đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy các hệ thống thời tiết toàn cầu

Nhưng trên mặt trận khoa học việc thay đổi khí hậu có được khả quan hơn. Trong hợp tác các nhà khoa học đang nỗ lực hết sức để cải thiện dự báo khí hậu. Dự báo về biến đổi khí hậu phụ thuộc vào rất nhiều các mô hình khí hậu trong đó có hàng chục, hàng trăm mô hình phức tạp để có thể hiểu được chúng đầy đủ nhất như thế giới thực. Thông qua những nỗ lực cải thiện của các tổ chức như Khí hậu Tương lai cho Châu Phi (FCFA) đang diễn ra - một chương trình do Hội đồng Nghiên cứu Phát triển Quốc tế và Môi trường Tự nhiên của Vương quốc Anh tài trợ. Theo kinh nghiệm và hiểu biết của các nhà khoa học thì khí hậu châu Phi đang có một bước nhảy rõ rệt thông qua việc nghiên cứu các mô hình khí hậu tại đây.

Mỗi khu vực và tiểu khu vực châu Phi đang thay đổi khác nhau, nhưng một điểm chung mới nổi là sự thay đổi các hướng mưa ngày càng phức tạp. Lượng mưa đến trong các đợt ngắn hơn, gây ra nhiều dòng chảy và thời gian khô hạn ở giữa. Trung tâm của sự thay đổi lượng mưa đó là do hoạt động của giông bão, cung cấp khoảng 70% nước mưa ở châu Phi. Các mô hình khí hậu toàn cầu tiêu chuẩn chỉ có thể đại diện cho các hệ thống quan trọng này cách gián tiếp nhưng các mô hình mới có khả năng đại diện cho các hệ thống giông bão đầu tiên một cách trực tiếp nhất. Đây là một phần của cách tiếp cận mà các nhà khoa học đang áp dụng - để tìm hiểu chính xác cách các mô hình mô phỏng thời tiết thay đổi.

3b42f782d_anh4_chau_phi.jpg

Hơn 1.000 người đã chết sau khi Bão Idai tấn công Mozambique và Zimbabwe

Chẳng hạn, từ một phòng thí nghiệm ở Cameroon, Wilfried Pokam và nhóm các nhà nghiên cứu của ông đang trưng bày hệ thống khí hậu trung tâm châu Phi và miền nam châu Phi được liên kết với nhau, từ đó phá vỡ khuôn mẫu của khí hậu của chúng ta về khí hậu lục địa hệ thống. Ban ngày, họ giữ cho hệ thống Lidar đầu tiên ở miền Trung châu Phi hoạt động. Lidar đo gió trong vài km thấp nhất của khí quyển, giúp cung cấp những dữ liệu quan trọng lấp đầy khoảng trống rộng lớn ở trung tâm khí hậu. Họ là một phần của một nhóm các nhà khoa học trẻ tham gia cuộc đua thiết lập sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong chuyển động trước khi châu Phi bị áp đảo.

3b42f782d_anh5_chauphi.jpg

Các nhà khoa học dẫn đầu trong nghiên cứu khí hậu ở Châu Phi

Châu Phi sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nhưng chính đất nước này đã đóng góp không ít vào việc nghiên cứu góp phần làm thay đổi tình trạng khí hậu này.

Như Quỳnh (theo BBC)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN