Giới trẻ có đang theo đuổi đúng đam mê nghề nghiệp?

(Sóng Trẻ)- Việc giới trẻ chọn nghề không đúng đam mê và năng lực của mình đã dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường, tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Vì vậy, nếu bạn nghiêm túc về sự nghiệp của mình và muốn thành công trên con đường đã chọn, bạn nên thực sự đam mê với nó.

Những con số đáng báo động

Theo một kết quả nghiên cứu gần đây của Viện khoa học giáo dục Việt Nam tại các trường: ĐH Sư phạm Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội và Học viện tài chính được thực hiện ở sinh viên năm thứ nhất, có đến 65,4% sinh viên chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của ngành học mình lựa chọn; 50,8% không biết học xong ra làm việc gì và nơi nào tuyển dụng. Chính vì thế, khi được hỏi về mức độ thoả mãn với nghề lựa chọn, có đến 75,6% sinh viên cho rằng biết họ ít thoả mãn với sự lựa chọn của mình, và một trong những nguyên nhân mà các em đưa ra là “vào học rồi em mới biết mình không hợp”; 32,4% sinh viên muốn được thi lại vào năm sau… Kết quả này cho thấy có một tỉ lệ khá lớn các bạn trẻ đã không chọn được đúng nghề như mong muốn của bản thân.

75829f505_anh_1.jpg

Giới trẻ đứng trước nhiều sự lựa chọn (ảnh minh họa).


T.T.N, sinh viên năm 3 ngành sư phạm tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm Hà Nội bị cảnh báo học vụ, tâm sự: “Tôi cảm thấy mình rất không phù hợp với ngành này. Đây chỉ là điều mà gia đình tôi mong muốn”. T.T.N. cho biết thêm từ khi học năm nhất đến giờ, mỗi khi N. đề cập đến vấn đề bảo lưu hay thi lại ngành khác, mẹ N. lại nói “Cứ học, phải lấy được bằng ĐH đi rồi muốn làm gì thì làm”.

Bạn Vũ Huyền Trang, sinh viên năm 3 Đại học Bách khoa Hà Nội cũng khá bế tắc và hối hận khi không chọn nghề báo - đam mê của mình:

 


Vũ Huyền Trang và T.T.N là những trường hợp khá phổ biến trong việc chọn nghề của giới trẻ hiện nay. Việc giới trẻ không được chọn lựa nghề nghiệp dựa trên sở thích và đam mê đã dẫn đến những hệ quả như học giữa chừng mới thấy không hợp, hay đi làm việc này nhưng không hề hứng thú mà lại thích làm một việc khác hơn gây tốn kém rất nhiều thời gian và tiền bạc.

Tuy nhiên, có rất nhiều bạn trẻ đã nhìn nhận ra những sai lầm của mình, quyết định từ bỏ những lựa chọn không phù hợp, vạch cho mình một con đường hoàn toàn mới phù hợp với năng lực của bản thân, niềm đam mê của mình. Và, họ đã thành công.

Thành công vì theo đuổi đam mê

Nguyễn Huy Cường (25 tuổi) tìm ra lĩnh vực mình yêu thích - thiết kế đồ họa từ khá sớm, nhưng cũng bị ám ảnh đầu ra. Cường chọn Công nghệ thông tin của ĐH Mở TP HCM để thi vào. Môi trường chỉ có đúng và sai, đen và trắng, với những con số, bảng lập trình, sự logic khô khan làm anh chán chường. Nhìn lại một năm ĐH buồn tẻ, Cường nhận ra chỉ có đam mê mới khiến ta làm tốt được bất cứ việc gì. Anh từ bỏ ngành học Công nghệ và chuyển sang học Thiết kế đồ họa.

75829f505_anh_2.jpg

Nguyễn Huy Cường - sinh viên năm 3 trường Arena Multimedia và làm việc tại Buzz Communication tại TP.HCM.

Thời gian học ngành mình yêu thích, Huy Cường đạt được nhiều giải thưởng. Đáng kể nhất là giải nhất Young Lions Vietnam 2011 - cuộc thi Thiết kế đồ họa danh tiếng dành cho các nhà thiết kế trẻ. Năm đó, Cường và người bạn đồng hành trở thành đại diện của Việt Nam tham gia giải Cannes Lions. Tại đây, đội của anh đứng thứ 5/40 quốc gia tham dự, xếp hạng cao nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, trên cả những đội mạnh như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore,… Tuy vẫn là sinh viên nhưng những nỗ lực và thành tích đạt được trong 4 năm làm Thiết kế đồ họa đã giúp Cường được đề bạt làm Giám đốc sáng tạo của một công ty truyền thông lớn.
Ngẫm lại việc mình và nhiều bạn trẻ khác đã chọn nghề sai, Huy Cường cho rằng, vì mình thiếu sự định hướng và chín chắn trong quyết định. Theo Cường, đáng lý trường học phải là nơi giúp học sinh có hiểu biết toàn diện về xã hội, bản thân, thì từ cấp 1 đến cấp 3 học sinh bị biến thành cỗ máy học để thi. "Trong suốt hệ thống phổ thông, đã có lúc nào chương trình nói tới cái tôi của học sinh? Trường cấp 3 không cho ta có cái nhìn toàn cảnh về xã hội, đặc biệt không cho người học xác lập được cái tôi của bản thân. Việc tìm ra mình thích gì, phù với với ngành nào vốn đã rất khó, đằng này học sinh của ta sau 12 năm ngồi ghế nhà trường vẫn không biết mình là ai thì hướng nghiệp thế nào? Mọi lựa chọn của các em đều mù mờ, dựa trên hoàn cảnh gia đình, học lực của bản thân và xét đoán vu vơ của các cô cậu mười mấy tuổi đầu", Huy Cường nói.

Chắc chắn bạn sẽ thành công nếu bạn dám phấn đấu, sống và khát khao thực hiện ước mơ, đam mê của mình. Nếu không biết từ bỏ, hy sinh và cố gắng thì đam mê cũng chỉ ở trong đầu!

Linh Chi



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN