Hà Nội: Nhiều người chấp nhận "phượt" gần 40km để đến công ty

(Sóng trẻ) - Thay vì chọn nơi làm việc gần nhà, nhiều người dân chấp nhận lặn lội đường xa để đến công ty.

Thức dậy từ 4h30 nhưng chị Trần Thị Huyền (Ứng Hòa, Hà Nội) luôn bắt đầu ngày mới bằng sự cập rập. Sau khi dọn dẹp nhà cửa, cho con ăn, sửa soạn đồ, chị vội vàng lái xe đi làm với quãng đường 38km từ nhà đến công ty ở phường Mỹ Đình 1 (Nam Từ Liêm, Hà Nội).

“Đối với tôi, buổi sáng là khoảng thời gian mệt mỏi nhất trong ngày. Mỗi khi nghĩ đến việc phải vượt gần 40km đi làm, tâm trạng tôi lập tức trở nên chán nản”, chị Huyền tâm sự.

Mỗi ngày, chị Huyền mất tối thiểu 2 tiếng rong ruổi trên đường. Trong hành trình từ ngoại thành vào trung tâm thành phố, chị phải đối mặt với những đoạn đường tắc cứng. “Cứ phải liên tục luồn lách để thoát ra khỏi đoạn đường tắc khiến đầu óc tôi căng thẳng" - chị Huyền bày tỏ.

Đi làm xa, thời tiết thất thường là nỗi ám ảnh lớn nhất của chị Huyền nên chị luôn thủ sẵn giày dép, quần áo trong cốp xe phòng sự cố. Bên cạnh đó, không ít ngày, chị Huyền buộc gác lại công việc, bị trừ lương để vượt đường sá xa xôi về đón con cho kịp giờ. “Thỉnh thoảng, tôi bị sếp khiển trách vì làm việc không đủ thời gian quy định. Có tháng, tôi bị trừ gần 1/3 số tiền lương vì đi làm muộn” - chị Huyền kể.

Với chị Huyền, phúc lợi và môi trường làm việc là động lực để chị vượt qua rào cản việc đi làm xa mỗi ngày.

“Tôi từng dự định làm tại một công ty gần nhà. Song, thu nhập không mấy khả quan, tôi quyết định tìm kiếm cơ hội mới. Khi nhận được lời mời làm việc từ công ty hiện tại, tôi khá băn khoăn về vấn đề khoảng cách. Tuy nhiên, với mức lương hấp dẫn và chế độ đãi ngộ tốt, tôi quyết định thử sức và gắn bó tới bây giờ” - chị Huyền cho biết.

anh-1.jpg
Chị Huyền phải trải qua nhiều đoạn đường tắc cứng trước khi đến được công ty ở Nam Từ Liêm (Hà Nội). (Ảnh: NVCC)

Tương tự, chị Nguyễn Hiền Minh (Thường Tín, Hà Nội) mỗi ngày phải di chuyển 25km bằng xe buýt từ nhà tới công ty ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) để làm việc. Chị thường thức dậy từ lúc 5h sáng để kịp giờ bắt xe đi làm.

Thời gian mệt mỏi nhất đối với chị Minh là giờ tan tầm. Chị tốn gần 3 tiếng đồng hồ mới có thể về đến nhà (bao gồm cả thời gian đợi xe, chuyển tuyến). “Ngày nào về đến nhà cũng đã 9h tối. Khi đó tôi phải làm nhanh các công việc cá nhân để có thời gian nghỉ ngơi, sáng hôm sau dậy đi làm sớm”, chị Minh than thở.

Không ít ngày tăng ca, chị Minh bị lỡ chuyến xe buýt cuối cùng. Mỗi lần như vậy, chị buộc phải đi xe ôm về nhà. “Vậy là công sức làm ngoài giờ của tôi trở thành công cốc. Có hôm tiền tăng ca còn không đủ trả tiền xe ôm” - chị Minh cho hay.

Thế nhưng, chị Minh vẫn quyết tâm gắn bó với công ty bởi đây là công việc mà ngày bé chị luôn mơ ước. "Làm việc tại đây, tôi được học hỏi nhiều điều từ những người tôi mến mộ. Vì vậy, dù đường xa, tôi cũng sẽ cố gắng" - chị Minh nói.

anh-2.jpg
Chị Minh lựa chọn đi làm bằng xe buýt. (Ảnh: NVCC)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN