“Hành trình vẽ tiếp Dế Mèn” – đam mê sáng tạo không ngừng nghỉ
(Sóng trẻ) - Sáng 27/1, tại Trung tâm nghệ thuật Vincom (TTTM vincom Mega mall Royal City, Hà Nội) đã diễn ra buổi tọa đàm “Hành trình vẽ tiếp dễ mèn”. Hoạt động nằm trong khuôn khổ buổi triển lãm “Dế Mèn phiêu lưu ký – chạm tới những thế giới”. Tại đây, các họa sĩ đã có những chia sẻ xoay quanh việc vẽ minh họa tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài và nghệ thuật vẽ tranh minh họa ở Việt Nam hiện nay.
Không gian buổi tọa đàm
Tham gia buổi tọa đàm có họa sĩ Tạ Huy Long, một trong những họa sĩ vẽ tranh minh họa nổi tiếng của “Dế Mèn phiêu lưu ký”, đồng thời cũng là tác giả chính của các tác phẩm được đặt tại buổi triển lãm lần này. Nài ra, còn có sự tham gia của họa sĩ Vũ Xuân Hoàn, người đồng hành với họa sĩ Tạ Huy Long trong suốt quá trình sáng tạo tác phẩm và họa sĩ Lê Thiết Cương.
Các diễn giả tham gia buổi tọa đàm
“Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài là tác phẩm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ. Tác phẩm tái hiện một thế giới tự nhiên gần gũi, sinh động. Thông qua những bản vẽ minh họa của mình, các họa sĩ muốn đưa “Dế Mèn phiêu lưu ký” đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là những em nhỏ trong xã hội mà công nghệ phát triển như hiện nay.
Một số ấn phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký" bằng tiếng nước nài được trưng bày tại buổi triển lãm
Chia sẻ về nguồn cảm hứng khi vẽ tiếp tác phẩm thứ 3 này, họa sĩ Tạ Huy Long cho biết: “Đó là những kỉ niệm từ xưa rồi, nó xuất phát từ cảm xúc mà trước đây bố tôi thường hay đèo về quê ở Hà Đông, tôi thích được lang thang ở một vùng quê, rồi bắt châu chấu, cào cào. Cứ thế, tôi vẽ ra bằng cảm xúc hết sức tự nhiên như thế. Tôi xin nói thêm là có một thời gian Nhã Nam đã mời tôi minh họa “Đêm núm sen” nhưng tôi không đồng ý, bởi vì tôi thấy nghệ thuât vẽ minh họa có lúc nó không thể đề cập được hết những dụng ý của tác giả. Chính vì vậy khi vẽ minh họa “Đêm núm sen”, tôi phải mất hơn 1 năm để hình dung mình sẽ vẽ cái gì. Qua đó tôi muốn nói rằng, khi vẽ một tác phẩm phải tuân theo chu kỳ xúc cảm của mình, có giai đoạn mình muốn vẽ một cái gì đó mang tính lịch sử chẳng hạn, có giai đoạn mình lại muốn vẽ một cái gì đó mang hơi hướng đồng dao, cũng có lúc lại mình lại muốn vẽ cái gì đó theo hướng khám phá. Bởi vậy, cảm xúc là yếu tố là khá quan trọng, chứ vẽ theo kiểu “đặt hàng” thì thực sự khó vì nó thiếu đi sự đồng cảm”.
Họa sĩ Tạ Huy Long chia sẻ về hành trình vẽ tiếp Dế Mèn của mình
Dế Mèn phiêu lưu kí dưới nét vẽ của Tạ Huy Long
Là người bạn đồng hành cùng cùng họa sĩ Tạ Huy Long trong từng nét vẽ, họa sĩ Vũ Xuân Hoàn chia sẻ: “Được làm việc với anh Long trong suốt 12 năm, bắt đầu từ khi anh vẽ chú dế mèn phiêu lưu kí đầu tiên năm 2006, hiện nay thì anh đã vẽ được 3 bản dế mèn (NXB Kim Đồng) thì tôi thấy 3 phiên bản Dế Mèn là 3 cách thể hiện khác nhau, ở anh là sự sáng tạo không ngừng nghỉ, luôn đi tìm những cách thể hiện mới. Thực sự thì tôi rất thích cả 3 phiên bản này. Phải nói anh Long là 1 người đam mê vẽ Dế Mèn bởi nếu là bản thân tôi, để viết thêm một cuốn sách nữa thì tôi phải cần một thời gian rất là dài, chứ không phải là 12 năm với 3 phiên bản khác nhau như anh...”
Chân dung họa sĩ Vũ Xuân Hoàn
Nài ra, đề cập về ý tưởng trong buổi triển lãm, các họa sĩ cho biết có rất nhiều phương án được đưa ra. Nhưng cuối cùng tất cả đều thống nhất bắt đầu bằng từ khóa “Hệ sinh thái”. Bởi trong truyện của Tô Hoài có cỏ ba lá, có thế giới của côn trùng, châu chấu, chuồn chuồn, bác xén tóc... và cuối cùng, kết quả của quá trình làm việc đó là không gian triển lãm mà độc giả được chiêm ngưỡng như hiện nay.
Mô hình chú dế khổng lồ dài 15m, cao 4,5m trong tư thế bật nhảy, tung cánh tại không gian triển lãm VCCA
Mô hình một chú châu chấu
Khán giả tham quan buổi triển lãm
Trong phần giao lưu với khán giả cuối buổi tọa đàm, nhiều câu hỏi đã được đặt được ra xung quanh những khó khăn mà các họa sĩ gặp phải cũng như tương lai phát triển của nghệ thuật vẽ minh họa ở Việt Nam hiện nay, khi nghệ thuật vẽ Manga của Nhật Bản đang tràn vào nước ta hết sức mạnh mẽ.
Thùy Trang
Cùng chuyên mục
Bình luận