Hỉ nộ ái ố với môn Giáo dục Quốc phòng

(Sóng Trẻ) - “Học thì đại khó, Ăn thì đại khổ, Ở thì đại vất, Tiểu thì đại xa”…là câu nói vui vốn có nhiều cái “đại” được sinh viên truyền tai nhau qua nhiều thế hệ để nói về một môn học bắt buộc đối với các trường ĐH, CĐ : môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh (GDQP). Muôn vàn những câu chuyện được sinh viên chia sẻ với nhiều cảm xúc khác nhau nhưng đều chứng tỏ một điểm chung: GDQP luôn là môn học gắn với nhiều kỉ niệm.

MUÔN VÀN CHUYỆN “SƯỚNG”…


Đối với sinh viên các trường ĐH, CĐ, môn GDQP luôn được kéo dài trong một tháng. Đây là một môn học vốn được coi là nhiều thử thách. Nhưng tạm gác những cái được gọi là “thử thách” sang một bên, việc học tập và rèn luyện với bộ môn GDQP cũng không phải là không “sướng”…

Có 98% các bạn sinh viên được hỏi đều trả lời rằng, học môn này sướng nhất ở chỗ không phải lo về bài vở học hành như khi học trên giảng đường. Một số sinh viên không ngại ngần chia sẻ: “Về việc học tập thì mình chẳng cần phải lo, mình được nghỉ học vô điều kiện (tất nhiên trong điều kiện cho phép để được dự thi), ra vào chỉ cần xin phép là thầy giáo đồng ý luôn”.



Nhiều trường hợp còn “sướng” theo cách rất khác như  một sinh viên giấu tên trường ĐH Nại Thương chia sẻ: “Mấy hôm đầu lên đấy chẳng có việc gì làm mà còn không được ra nài trại nên mình trốn đi loanh quanh tìm đường ngao du sơn thủy. Ở phía nài thì có nhiều thứ cũng dùng được như: cháo lươn Nghệ An, kem ốc quế rất nn và đẹp, trà sữa trên ấy 5 nghìn một cốc không nn hẳn nhưng dùng cũng tạm được”.

Hay Hoàng Quân (ĐH FPT) còn làm hẳn một bài thơ kí sự về chuyến đi huấn luyện ở  Xuân Hòa trong đó có đoạn: “Ôi Xuân Hòa pa ra đai (paradise) – Có cô bò bía gặp ai cũng chào – Rồi thì cháo vịt, cháo ngao – Thịt xiên bánh cuốn cái nào cũng nn – Phở Nam Đinh, chè Sài Gòn – Rồi chân gà nướng nn hơn ở nhà…” Có những cái “sướng” theo khách quan thì không nhiều mà chủ quan do các bạn sinh viên tự tạo ra thì nhiều vô kể.

KHỔ…

Đối với những sinh viên được tập trong sân ký túc xá của trường thì nỗi khổ của họ là gặp phải những thầy giáo khắt khe, khó tính và yêu cầu rất cao về tính kỷ luật trong huấn luyện. Phương Thảo – sinh viên ĐH KHXH và NV than thở: “Sáng học, trưa nghỉ có tý rồi chiều lại tập sân bãi, ăn xong vội co cằng chạy đến chỗ tập, vào muộn là y như rằng được “về nhà nghỉ dưỡng” chiều hôm đó”.



Bùi Hồng Nhung – cô sinh viên ĐH Nại Thương được đến Xuân Hòa luyện tập hùng hồn kể: “Khổ nhất cái chuyện “ăn lông ở lỗ”. Môi trường thì ẩm thấp như ổ chuột, việc tắm nài, vệ sinh nài khiến cho sinh viên phải canh cả giờ ra nài để đi vệ sinh nữa”.

Hương Linh – Học viện Ngân hàng tâm sự: “Chẳng biết thế nào mà mình lại bị xếp vào ở nhà H1 – một nơi tồi tàn và bẩn nhất cái trung tâm này. Thật là ác mộng khi nhận một căn phòng quá nhỏ với 13 chiếc giường đôi tồi tàn xếp sát vào nhau. Bữa cơm thì khỏi phải nói, 6 người ăn chung hai hộp cơm rất bé mà cơm thì cực chán, thức ăn lại không ăn được. Cuối cùng sau hơn một tuần mình đã gầy đi 4kg”.



Sinh viên ĐH FPT lại miêu tả vô cùng hóm hỉnh: “Khu nhà ở gồm 20 sinh viên 1 phòng. Mùi mồ hôi, mùi lăn nách, các loại nước hoa và các loại thuốc chống muỗi hoà lẫn thành một mùi khá “xì tin”. 600 người chỉ có 2 khu tắm trong đó nam nữ thông nhau  và một khu vệ sinh thế nên toàn phải ra nài tắm giặt. Nói chung, con trai thì hơi khổ một tí, nhưng cũng là để tôi luyện bản thân, chúng mình chỉ thấy khổ các bạn gái thôi”.

Có lẽ nói đến chuyện “khổ” trong những ngày tháng tập luyện môn học này các bạn sinh viên có thể kể cả ngày không hết. Bởi lẽ, nó là điều được thấy rõ nhất trong mỗi đợt huấn luyện nhằm mục đích rèn luyện tính kỷ luật và sức chịu đựng dẻo dai của từng cá nhân.
                                                                                                                  VUI…                                                                         

“Khổ cũng nhiều mà vui cũng lắm” – đó chính là những điều cảm nhận của các bạn sinh viên sau đợt tập luyện dài ngày với môn học này. Hoàng Quân – ĐH FPT hào hứng kể: “20 thằng con trai ở với nhau, tất thảy chuyện trên trời dưới bể đều được đem ra mổ xẻ hết. Ngày nghỉ thì việc ít nên chúng mình có thời gian tập luyện, nào bóng rổ, xà đơn xà kép, tạ tiếc các kiểu. Hi vọng đợt này về cơ thể sẽ cường tráng hơn”.

Một nhân giấu tên của ĐH KHXH và NV không ngần ngại bày tỏ niềm vui của mình: “Niềm vui của mình khi được học tập trung dài ngày đó là được ngắm nhìn các bạn nữ xinh đẹp. Học thế này dễ làm quen lắm ý, mình mới quen được mấy bạn nữ xinh xinh lại thông minh, ngưỡng mộ con gái trường mình quá”.



Niềm vui của Hồng Nhung – ĐH Nại Thương là việc suốt ngày được trêu trọc bạn bè, sống trong môi trường tập thể bao bọc lẫn nhau, bạn bè thêm gần gũi, thầy cô không khắt khe lắm nên việc học không mấy áp lực, thực hành chỉ bắn súng cũng thấy vui, lại được cầm vào cái súng “nặng hơn cả người mình” …

Niềm vui của các bạn được nhân lên bội phần khi vào ngày nghỉ của những đợt tập xa, ai nấy lại tất tả nhảy xe buýt về thăm gia đình một lần. Hay cuối tuần gia đình lên thăm, lại tay xách nách mang với đồ tiếp tế. Lúc đó như là lúc sinh viên hồ hởi và mong chờ nhất trong những đợt tập quân sự.

BUỒN…


Trích đăng nhật ký của một bạn sinh viên viết trong đợt tập luyện môn GDQP tại Xuân Hòa như sau: “Con người sống trên đời thường phải đối mặt với nhiều mâu thuẫn! Giờ mình cảm thấy cực kỳ mâu thuẫn luôn. Một mặt là muốn về nhà, cực kì muốn về nhà. Nhớ nhà, nhớ gia đình, nhớ căn phòng quen thuộc, nhớ Hà Nội, nhớ phố phường hoa lệ... Nhưng mặt khác thì lại muốn ở lại. Một tháng trôi đi sao mà nhanh quá. Bao nhiêu là kỉ niệm. Giờ thì đã hiểu tại sao các khoá trước lại ước lên Xuân Hoà một lần nữa”.

Quả thật khi đọc những dòng nhật ký này, những con người đã từng có những ngày tháng tập luyên xa nơi Xuân Hòa, Mai Lĩnh… lại có dịp sống lại với kỉ niệm. Vui có, buồn có nhưng trên hết tất cả là những kỉ niệm gắn bó bạn bè thân thuộc không thể nào quên. Giờ thì họ đã biết thế nào là : “Học thì đại khó, ăn thì đại khổ, ở thì đại vất, tiểu thì đại xa” như câu nói vui mà sinh viên vẫn truyền tai nhau.

Có lẽ, mâu thuẫn giữa việc vừa muốn ở lại vừa muốn về không lớn bằng nỗi buồn phải xa cái nơi nhiều kỉ niệm này. Đến khi trở lại nơi phố phường hoa lệ, các bạn sẽ mang trong mình những suy nghĩ khác về cuộc sống, cùng trưởng thành hơn sau những thử thách của môn học giúp tôi luyện tính cách con người. Có một điều dễ hiểu mà ai cũng có thể nhận ra đó là: Sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt, con người sẽ mau chóng trưởng thành và biết sống có ý nghĩa hơn.

Hồng Anh

Báo mạng điện tử K28

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN