Tan lớp nhưng… chưa tan trường

(Sóng Trẻ) - Những hồi chuông đổ reng, reng, reng… vang lên, đó là những âm thanh quen thuộc của buổi tan trường. Trong các lớp học, sinh viên, học sinh đổ ra như ong vỡ tổ, hối hả bước ra khỏi lớp nhưng họ không vội trở về nhà ngay mà còn tranh thủ la cà khắp chốn. Đó là hiện tượng phổ biến của học sinh, sinh viên ngày nay.

Xuất hiện đâu đó trên những lề đường, hè phố, góc chợ, quán nước, sân trường…. cho đến các câu lạc bộ văn hóa, những cô cậu học trò diện cho mình những bộ trang phục giản dị khó lẫn vẫn hồn nhiên đùa nghịch, tán gẫu sau những giờ tan trường. Họ không vội vàng trở về nhà ngay mà tìm cho mình một quán nước, quán chè ven đường tạm dừng chân cùng nhóm bạn thân.

                         1018224c1_57e885b1a80082d9b571e69e686e9a6a_39135685.anh2.jpg

                                                  (ảnh minh họa - nguồn internet)

Đó là nguyên nhân tại sao, gần đây rất nhiều những ông bố, bà mẹ băn khoăn về vấn đề con cái mình đi học về muộn. Mỗi khi con cái họ trở về nhà, họ thường tỏ vẻ quan tâm đến con cái mình bằng những câu hỏi khéo léo, nhẹ nhàng: “Dạo này sao con tan học muộn thế”?, “Trường con dạo này vào học muộn nhỉ?”…

Với mong muốn, giám sát con mình tốt hơn, có rất nhiều bậc phụ huynh có những cách quản lý rất tốt như: theo dõi thời gian biểu, thời khóa biểu của con em mình, nắm bắt thời gian lên lớp, tan học và những hoạt động mà con mình thường làm vào những khoảng thời gian trống. Một số khác họ cẩn thận hơn, thường đưa con cái đi học rồi đón con về như thế chúng sẽ chẳng có thời gian la cà ở bên nài.

Chị Trần Thị Tâm ở Hoàng Mai cho biết: “ Dạo trước con tôi thường về muộn sau giờ tan học nhưng kể từ khi tôi đưa đón con về cháu tránh được tình trạng chơi bời, lêu lổng cùng tụi bạn. Từ đó gia đình tôi đã yên tâm hẳn”.

Được biết mỗi nhà trường có một khung thời gian lên lớp nhất định, tuy nhiên thông thường khung giờ chuẩn mà các trường đưa ra là: buổi sáng vào học từ 7h – 11h, buổi chiều bắt đầu học từ 13h – 17h (một vài trường tan muộn hơn 17h30). Đây thực sự là điều mà những ông bố bà mẹ nên biết để có thể theo dõi con cái mình tốt hơn.

Tuy nhiên phải khẳng định rằng tâm lý học sinh, sinh viên, sau những giờ học căng thẳng, họ muốn trút bỏ áp lực từ việc trường lớp, giảm street… bằng cách tìm kiếm những góc thư giãn cho riêng mình ở những nơi công cộng. Có bạn thì ghé chân vào quán chè bên đường cùng nhóm bạn, những người khác lạc bước vào biển người nơi chợ đêm, hay ngồi nghe nhạc một mình trong công viên, đạp xe ngao du, một số khác tất tưởi lao đi làm thêm cho kịp giờ… Những hoạt động đó diễn ra thường lệ, trở thành thói quen sau khi tan học của giới trẻ đặc biệt là học sinh.

                                 101849c84_63a1e3ccce0b951f36ac9b1803ceea4b_39135683.anh1.jpg
 
                                                         (ảnh minh họa - nguồn: internet)

Bạn Trà My học sinh lớp 11A Trường THPT Chu Văn An tâm sự: “Thói  quen sau những buổi tan học, em thường tạo cảm giác thư giãn bằng cách ngồi đọc truyện ở sân trường cho tới 6h tối mới về nhà”.

Bạn Lê Chí Anh một sinh viên trường ĐHQG cho biết: “Thời gian nghỉ giải lao trên lớp rất ít, vì thế cứ mỗi giờ tan học mình thường tụ tập nhóm bạn cùng lớp ở sân trường để đàn hát, vui chơi tận lúc thành phố lên đèn mới ra về”.

Cũng có rất nhiều sinh viên, họ có cảm giác chán nản khi trở về với gia đình, phòng trọ, khi đó họ cũng có xu hướng ngao du, la cà dọc đường.

Đức Luân sinh viên trường ĐH Điện Lực chia sẻ: “ Mỗi khi trở về phòng trọ mình cảm thấy rất cô quạnh, tẻ nhạt vì thế mình muốn tìm cho mình những cảm giác mới lạ hơn bằng cách tham gia nhóm nhảy hip hop ở trường sau mỗi giờ tan trường”.

Mối buổi chiều khi đi ngang qua trường ĐHQG hiện tượng sinh viên la cà, tụ tập bạn bè rất phổ biến. Tưởng chừng không khí ở sân trường nhộn nhịp hơn cả ban ngày, mỗi người một góc, làm nên bức tranh toàn cảnh về phía sân trường đông đúc, ồn ào.

Tham gia các hoạt động để giải trí sau giờ học là một điều tốt. Nhưng điều lo ngại nhất của các bậc phụ huynh là con cái mình sẽ rát dễ trở nên sa đọa, sa vào những thói hư tật xấu, tệ nạn. Nam giới thường tạt vào các quán game online, bi- a, cờ bạc…nữ giới thường ăn quà nơi hè phố, đua đòi, học theo các mốt bằng hoạt động shopping trong những thời gian rảnh rỗi…

Từ những hậu quả trên đây, khuyến cáo các ông bố bà mẹ hãy là những người bạn động hành tin cậy của con cái mình mọi lúc mọi nơi, để hạn chế và khắc phục hiện tượng “ tan lớp nhưng chưa tan trường” này.

Nguyễn Huệ
Lớp Báo In K30 A1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền


 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN